a. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Nộp hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân
nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội (Số 18, phố Huỳnh
Thúc Kháng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) – nộp phí thẩm định, lấy phiếu nhận
và hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;
- Bước 2. Kiểm tra hồ sơ:
Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà
Nộicó trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ
sơ.
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Tài
nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp
phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
+ Trường hợp hồ
sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Sở Tài
nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ
chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
- Bước 3: Thẩm định báo cáo và quyết định cấp
phép:
Kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội có trách nhiệm thẩm
định báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm
định báo cáo.
+ Trường hợp đủ
điều kiện gia hạn, điều chỉnh cấp phép, trong thời hạn
mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường
thành phố Hà Nội trình Ủy ban nhân dân Thành phố;trường
hợp không đủ điều kiện để gia hạn, điều chỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường
thành phố Hà Nội trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do không
gia hạn, điều chỉnh.
+ Trường hợp phải
bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện báo cáo, trong thời
hạn bốn (04) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường
thành phố Hà Nội có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ, gửi văn bản
thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ
sung, hoàn thiện.
Thời gian bổ
sung, hoàn thiện hoặc lập lại báo cáo không tính vào thời gian thẩm định báo
cáo. Thời gian thẩm định sau khi báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là tám (08)
ngày làm việc.
+ Trường hợp phải
lập lại báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội gửi văn bản thông
báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải
làm lại và trả lại hồ sơ.
- Bước 4. Thông báo kết quả:
Trong thời hạn một (01) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của
UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội thông báo
cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để nhận giấy phép.
b. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC của Sở Tài nguyên và Môi
trường thành phố Hà Nội - 18 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị gia hạn hoặc
điều chỉnh giấy phép (mẫu 10);
- Báo cáo hiện trạng xả nước
thải và tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép (mẫu 37). Trường hợp
điều chỉnh quy mô, phương thức, chế độ xả nước thải, quy trình vận hành thì phải
có Đề án xả nước thải (Báo cáo do tổ chức,
cá nhân có đủ năng lực theo quy định tại Thông tư số 56/2014/TT-BTNMT ngày
24/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập – Có Bản sao hồ sơ năng lực của tổ
chức, cá nhân lập Báo cáo kèm theo);
- Kết quả phân tích chất lượng
nước thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng
tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Kết quả phân tích chất lượng
nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước đối với trường hợp
xả trực tiếp vào sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm. Thời điểm lấy mẫu phân
tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Bản sao giấy phép đã được
cấp.
2) Số lượng bộ hồ sơ:01 bộ
(trong trường hợp cần lập hội đồng thẩm định, Sở Tài nguyên và Môi trường thành
phố Hà Nội sẽ yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung thêm 01 bộ hồ sơ).
d. Thời hạn giải quyết:
Tổng thời gian: mười ba (13)
ngày làm việc không kể thời gian tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ,
trong đó:
- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn bốn
(04) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố
Hà Nộicó trách nhiệm xem xét, kiểm tra
hồ sơ.
- Thời hạn thẩm định báo cáo: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội
có trách nhiệm thẩm định báo cáo.
- Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại báo cáokhông
tính vào thời gian thẩm định đề án. Thời gian thẩm định sau khi đề án được bổ
sung hoàn chỉnh là tám (08) ngày làm việc.
- Thời gian tại UBND Thành phố: không quá
hai (02) ngày làm việc.
- Thời hạn trả giấy phép: Trong thời hạn một (01) ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường
thành phố Hà Nội thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện
nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
e. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân có
hoạt động liên quan đến việc xả nước thải vào nguồn nước.
f. Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: UBND thành phố Hà Nội.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền
hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố
Hà Nội
- Cơ quan phối hợp (nếu có):
g. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép.
h. Lệ phí, phí:
- Lệ phí cấp giấy phép:
Không.
- Phí thẩm định:
+ Báo cáo xả nước thải với
lưu lượng từ 10.000 đến dưới 30.000 m3/ngày đêm đối với hoạt động
nuôi trồng thủy sản: 4.500.000 đồng/01 báo cáo
+ Báo cáo xả nước thải có
lưu lượng nước xả từ 1.000 m3/ ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày
đêm đối với các hoạt động khác; Đề án xả nước thải có lưu lượng nước xả dưới
3.000 m3/ngày đêm đối với các trạm xử lý nước thải tập trung của Khu
công nghiệp, Cụm công nghiệp, Làng nghề: 3.500.000 đồng/01 báo cáo
+ Báo cáo xả nước thải có
lưu lượng nước xả dưới 1.000 m3/ngày đêm đối với các hoạt động khác:
2.500.000 đồng/01 báo cáo
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị gia hạn hoặc
điều chỉnh giấy phép (mẫu 10);
- Báo cáo hiện trạng xả nước
thải và tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép (mẫu 37). (Mẫu 37: ban
hành theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn,
điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước; Mẫu 10: Cụ thể hóa tên cơ quan cấp
phép tại Mẫu 10 của Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014).
k. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện TTHC:
Có báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù
hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu
chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều
kiện năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số
liệu sử dụng để lập báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
Riêng với trường hợp gia hạn, tổ chức, cá nhân còn phải đáp ứng các điều kiện
sau:
- Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp
trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi (90) ngày;
- Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã
hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của
pháp luật và không có tranh chấp.
- Tại thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép, kế hoạch
xả nước thải vào nguồn nước của tổ chức, cá nhân phù hợp với khả năng đáp ứng của
nguồn nước.
l. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Tài nguyên nước số
17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội;
- Nghị định số
201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Tài nguyên nước;
- Nghị định 60/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của
Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi
trường.
- Thông tư số
27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc
đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy
phép tài nguyên nước;
- Thông tư số
56/2014/TT-BTNMT ngày 24/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều
kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước,
tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp
giấy phép
tài nguyên nước.
- Nghị quyết số
20/2016/NQ-UBND ngày 06/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về quy định
thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của Hội
đồng nhân dân Thành phố Hà Nội.
- Quyết định số
53/2016/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của UBND Thành phố Hà Nội quy định thu phí, lệ
phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội theo quy
định của Luật Phí và lệ phí.
Mẫu 10
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN/ĐIỀU
CHỈNH
GIẤY PHÉP XẢ NƯỚC THẢI
VÀO NGUỒN NƯỚC
Kính gửi: - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;
- Sở Tài nguyên và môi trường
thành phố Hà Nội.
1. Thông tin về chủ giấy phép:
1.1.
Tên chủ giấy
phép:...................................................................................
1.2.
Địa chỉ:………………......................…............……………………
1.3.
Điện thoại: ………… Fax: ………… Email: …...................................
1.4.
Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số:..........
ngày.......tháng.......năm........do UBND thành phố Hà Nội cấp với thời hạn
.........
2. Lý do đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép:……………………..………
3. Thời gian đề nghị gia hạn/các nội dung đề nghị điều chỉnh:
- Thời
hạn đề nghị gia hạn:………tháng/ năm (trường
hợp đề nghị gia hạn)
- Nội
dung đề nghị điều chỉnh:.......................... (trường hợp đề nghị điều chỉnh giấy phép).
4. Giấy tờ, tài liệu nộp kèm theo đơn này gồm có:
- Bản
sao giấy phép đã được cấp.
- Kết
quả phân tích chất lượng nước thải, chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí
xả nước thải vào nguồn nước (đối với trường hợp xả trực tiếp vào sông, suối,
kênh, rạch, hồ, ao, đầm). Kết quả phân tích mẫu nước không quá ba (03) tháng
tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
-
Báo cáo hiện trạng xả nước thải và tình hình thực hiện các quy định trong giấy
phép. Trường hợp điều chỉnh quy mô, phương thức, chế độ xả nước thải, quy trình
vận hành thì phải có Đề án xả nước thải.
-
Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
5. Cam kết của chủ giấy phép:
- (Chủ giấy phép) cam đoan các nội dung,
thông tin trong Đơn này và các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo là đúng sự thật
và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- (Chủ giấy phép) cam kết không xả nước thải
chưa đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vào nguồn nước, ra ngoài môi trường dưới bất
kỳ hình thức nào và tuân thủ các nghĩa vụ theo Quy định tại Khoản 2, Điều 38 Luật
tài nguyên nước.
Đề
nghị UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên và môi trường thành phố Hà Nội xem
xét gia hạn/điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước cho (tên chủ giấy phép)./.
Hà Nội,
ngày......tháng......năm.......
Tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép
Ký, ghi rõ họ tên (đóng dấu nếu có)
Mẫu
37
(TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP)
(Trang bìa trong)
.........................................................................................(1)
TỔ
CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ
NGHỊ CẤP PHÉP Ký (đóng dấu nếu có) |
ĐƠN
VỊ LẬP BÁO CÁO Ký, đóng dấu |
Địa danh, tháng…./năm…..
(1) Ghi tên, địa chỉ cơ sở và quy
mô xả nước thải
A. Báo cáo hiện trạng xả nước thải vào nguồn
nước và tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép
I. Thông tin
chung về tổ chức/cá nhân đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép
1. Giới thiệu về tổ chức/cá nhân đề nghị gia
hạn/điều chỉnh giấy phép (tên, địa chỉ,
fax, số giấy phép xả nước thải đã được cấp).
2. Các thay đổi về hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ trong thời gian qua (nếu
có).
3. Nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước.
4. Lý do đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy
phép.
5. Nội dung đề nghị điều chỉnh trong giấy
phép được cấp (đối với trường hợp đề nghị
điều chỉnh giấy phép).
II.Tình hình thu gom, xử lý, xả nước thải vào nguồn nước
1. Trình bày các thay đổi, cải tạo, nâng cấp
hệ thống tiêu thoát nước mưa, hệ thống thu gom, xử lý nước thải; công trình xả
nước thải trong thời gian qua (nếu có).
2. Đánh giá biến động về lưu lượng, chất
lượng nước thải trong thời gian xả nước thải vào nguồn nước theo giấy phép đã
được cấp.
3. Kết quả quan trắc lưu lượng, chất lượng
nước thải tại thời điểm xin gia hạn/điều chỉnh.
III. Hiện trạng nguồn nước tiếp nhận nước thải
1. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước tại khu vực nguồn
nước tiếp nhận.
2. Mô tả hiện trạng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải
(màu sắc, mùi, sự phát triển của thủy sinh vật, các hiện tượng bất thường
khác) và đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước.
IV. Tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép
1. Tình hình thực hiện việc quan trắc, giám sát lưu lượng,
chất lượng nước thải, nước nguồn tiếp nhận, chế độ thông tin báo cáo theo quy định
trong giấy phép xả nước thải được cấp.
2. Kết quả thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý
nhà nước có liên quan đến hoạt động xả nước thải.
3. Báo cáo các sự cố, biện pháp, kết quả khắc phục sự cố
về xử lý và xả nước thải trong thời gian qua (nếu có).
I. Nội dung đề
nghị điều chỉnh
1. Điều chỉnh quy mô xả nước thải: nêu rõ lưu lượng xả
trung bình, lưu lượng xả lớn nhất (đơn vị
m3/ngày đêm và m3/h).
2. Điều chỉnh chế độ xả nước thải: nêu rõ việc xả nước thải
là liên tục (24h/ngày đêm) hay gián
đoạn; chu kỳ xả, thời gian xả trong một chu kỳ; xả theo mùa vụ sản xuất hay
theo các thời điểm trong ngày.
3. Điều chỉnh phương thức xả nước thải: nêu rõ là bơm, tự
chảy, xả ngầm, xả mặt, xả ven bờ, xả giữa sông suối, hồ, ao....
4. Điều chỉnh quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải:
trình bày quy trình vận hành và nêu rõ những thay đổi trong quy trình vận hành.
II. Phương án
thay đổi hệ thống thu gom, xử lý, xả nước thải (nếu có)
1. Trình bày hệ thống thu gom, xử lý, xả nước thải và các
hạng mục công trình thay đổi trong hệ thống.
2. Trình bày sơ đồ hệ thống thu gom, xử lý, xả nước thải.
- Tác động đến chất lượng nguồn nước, chế độ
thủy văn.
- Tác động đến hệ sinh thái thủy sinh.
Phụ lục kèm
theo Báo cáo:
1. Kết quả phân tích
chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải, chất lượng nước thải trước và
sau xử lý (thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá 03 tháng tính
đến thời điểm nộp hồ sơ), kèm theo sơ đồ vị trí lấy mẫu, và mô tả thời điểm lấy
mẫu ngoài hiện trường (thời tiết, hiện trạng các nguồn thải có liên quan đến vị
trí lấy mẫu).
(Các thông số phân
tích nước nguồn tiếp nhận theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về chất lượng
nước mặt, nước biển ven bờ; các thông số phân tích chất lượng nước thải là các
thông số được quy định trong giấy phép đã được cấp).
2. Số liệu quan trắc,
giám sát lưu lượng, chất lượng nước thải, nước nguồn tiếp nhận.
3. Văn bản quy định
vùng bảo hộ vệ sinh; mục đích sử dụng nguồn nước do cơ quan có thẩm quyền quy định
tại khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải (nếu có).
4. Các văn bản về kết
quả thanh tra, kiểm tra có liên quan đến hoạt động xả nước thải (nếu có).
5. Quy trình vận hành
hệ thống xử lý nước thải (đối với trường hợp điều chỉnh giấy phép).