Thủ tục hành chính / Tài nguyên nước và biến đổi khí hậu

9. Thủ tục: Gia hạn, điều chỉnh Giấy phép khai thác sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng dưới 2m3/giây; để phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000kw; cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000m3/ngày đêm


a. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Nộp hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội (Số 18, phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) – nộp phí thẩm định, lấy phiếu nhận và hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;

- Bước 2. Kiểm tra hồ sơ:

Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

+ Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

- Bước 3: Thẩm định báo cáo và quyết định cấp phép, quyết định điều chỉnh vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình, quyết định điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước(nếu có):

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội có trách nhiệm thẩm định báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định báo cáo.

+ Trường hợp đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh cấp phép, trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội trình Ủy ban nhân dân Thành phố; trường hợp không đủ điều kiện để gia hạn, điều chỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do không gia hạn, điều chỉnh.

+ Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện báo cáo trong thời hạn bốn (04) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ, gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện.

Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại báo cáo không tính vào thời gian thẩm định báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là tám (08) ngày làm việc.

+ Trường hợp phải lập lại báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ.

- Bước 4. Thông báo kết quả:

+ Trong thời hạn một (01) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để nhận giấy phép;

+ Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định điều chỉnh vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp quận, huyện, thị xã và UBND cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo trên Trang thông tin điện tử, niêm yết bảng tin của xã và tổ dân phố để các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có liên quan biết và thực hiện;

+ Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, Cục thuế thành phố Hà Nội gửi thông báo nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho chủ giấy phép.

b. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội - 18 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép (mẫu 06);

- Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép (mẫu 31). Trường hợp điều chỉnh quy mô công trình, phương thức, chế độ khai thác sử dụng nước, quy trình vận hành công trình thì phải kèm theo Đề án khai thác nước (Báo cáo do tổ chức, cá nhân có đủ năng lực theo quy định tại Thông tư số 56/2014/TT-BTNMT ngày 24/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập – Có Bản sao hồ sơ năng lực của tổ chức, cá nhân lập Báo cáo kèm theo);

- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

- Bản sao giấy phép đã được cấp.

- Bản kê khai (điều chỉnh) tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước mặt (Phụ lục 4) – các trường hợp phải kê khai điều chỉnh tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được quy định cụ thể tại mục e.2 dưới đây;

2) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ (trong trường hợp cần lập hội đồng thẩm định, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội sẽ yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung thêm 01 bộ hồ sơ).

d. Thời hạn giải quyết:

Tổng thời gian: mười ba (13) ngày làm việc không kể thời gian tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, trong đó:

- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn bốn (04) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.

- Thời hạn thẩm định báo cáo: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội có trách nhiệm thẩm định báo cáo.

- Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án. Thời gian thẩm định sau khi đề án được bổ sung hoàn chỉnh là tám (08) ngày làm việc.

- Thời gian tại UBND Thành phố: không quá hai (02) ngày làm việc.

- Thời hạn trả giấy phép: Trong thời hạn một (01) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.

- Thời hạn công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định điều chỉnh vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp quận, huyện, thị xã và UBND cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo trên Trang thông tin điện tử, niêm yết bảng tin của xã và tổ dân phố để các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có liên quan biết và thực hiện;

- Thời hạn thông báo Quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước của UBND Thành phố, Cục thuế thành phố Hà Nội kèm gửi thông báo nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho chủ giấy phép.

e. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc khai thác, sử dụng nước mặt.

e.1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc khai thác, sử dụng nước mặt thuộc đối tượng phải đề xuất phạm vi cụ thể vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác đề nghị điều chỉnh giấy phép có liên quan đến ...

e.2. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải kê khai tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước có sự điều chỉnh nội dung của giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước mà dẫn đến sự thay đổi về căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác theo quy định hoặc dẫn đến có sự thay đổi về nội dung phê duyệt tiền cấp quyền khai thác trước đó.

e.3. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải kê khai tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước thuộc một trong các trường hợp sau thì phải gửi văn bản đề nghị điều chỉnh kèm theo các tài liệu để chứng minh đến Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội (Số 18, phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) để Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội kiểm tra, trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định việc điều chỉnh (thời hạn kiểm tra, trình Ủy ban nhân dân Thành phố không quá 15 ngày làm việc):

- Có sự thay đổi về thời điểm bắt đầu vận hành công trình khai thác nước so với thời điểm dự kiến bắt đầu vận hành khi phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;

- Có sự điều chỉnh về điện lượng trung bình hàng năm (E0) so với hồ sơ thiết kế của công trình thủy điện và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản;

- Bổ sung nhiệm vụ hồ chứa kèm theo việc điều chỉnh, bổ sung dung tích phòng lũ cho hạ du so với nhiệm vụ của công trình thủy điện, trừ trường hợp đã được điều chỉnh về điện lượng trung bình hàng năm (E0) so với hồ sơ thiết kế của công trình thủy điện;

- Công trình bị hư hỏng không thể tiếp tục khai thác được.

f. Cơ quan thực hiện TTHC: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND thành phố Hà Nội.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội

- Cơ quan phối hợp (nếu có):

g. Kết quả thực hiện TTHC:

- Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt;

- Quyết định điều chỉnh vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình (nếu có);

- Quyết định điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (nếu có).

h. Lệ phí, phí:

- Lệ phí cấp giấy phép: Không.

- Phí thẩm định:

+ Cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 0,1 m3 đến dưới 0,5m3/giây; để phát điện với công suất lắp máy từ 50kw đến dưới 200kw; cho các mục đích khác với lưu lượng từ 500m3 dưới 3.000m3/ngày đêm: 1.750.000 đồng/01 báo cáo.

+ Cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 0,5m3 đến dưới 1m3/giây; để phát điện với công suất lắp máy từ 200kw đến dưới 1.000kw; cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3.000m3 dưới 20.000m3/ngày đêm: 3.000.000 đồng/01 báo cáo.

+ Cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 1m3 đến dưới 2m3/giây; để phát điện với công suất lắp máy từ 1.000kw đến dưới 2.000kw; cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000m3 dưới 50.000m3/ngày đêm: 4.250.000 đồng/01  báo cáo.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép (mẫu 06);

- Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép (mẫu 31). (Mẫu 31: ban hành theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước; Mẫu 06: Cụ thể hóa tên cơ quan cấp phép tại Mẫu 06 của Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014).

- Bản kê khai (điều chỉnh) tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước mặt (Phụ lục 4).

 

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Có báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập báo cáo phải bảm đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.

Riêng với trường hợp gia hạn, tổ chức, cá nhân còn phải đáp ứng các điều kiện sau:     

- Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi (90) ngày;

- Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp.

- Tại thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, khả năng đáp ứng của nguồn nước.

l. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội;

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

- Nghị định 60/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;

- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;

- Thông tư số 56/2014/TT-BTNMT ngày 24/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước;

- Nghị quyết số 20/2016/NQ-UBND ngày 06/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội;

- Quyết định số 53/2016/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của UBND Thành phố Hà Nội quy định thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội theo quy định của Luật Phí và lệ phí;

- Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT ngày 09/9/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt;

- Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

 


Mẫu 06

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN/ĐIỀU CHỈNH

GIẤY PHÉP KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC MẶT

                  

                   Kính gửi:    - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;

                                    - Sở Tài nguyên và môi trường thành phố Hà Nội.

 

1. Thông tin về chủ giấy phép:

1.1. Tên chủ giấy phép:…......................................................................................

1.2. Địa chỉ:………..........………….................................…....……........….........

1.3. Điện thoại: ….………………  Fax: .……...........…Email: ….......................

1.4. Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số:.......... ngày.......tháng.......năm........do UBND thành phố Hà Nội cấp với thời hạn.............

2. Lý do đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép:

................................................................................................................................

3. Thời gian đề nghị gia hạn/nội dung đề nghị điều chỉnh giấy phép:

- Thời hạn đề nghị gia hạn:…………tháng/ năm (trường hợp đề nghị gia hạn).

- Nội dung đề nghị điều chỉnh:……(trường hợp đề nghị điều chỉnh giấy phép).

4. Giấy tờ, tài liệu nộp kèm theo Đơn này gồm có:

- Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt và tình hình thực hiện giấy phép. Trường hợp điều chỉnh quy mô công trình, phương thức, chế độ khai thác sử dụng nước, quy trình vận hành công trình thì phải kèm theo Đề án khai thác nước.

- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước (không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ).

- Bản sao giấy phép đã được cấp.

- Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan:

................................................................................................................................

5. Cam kết của chủ giấy phép:

- (Chủ giấy phép) cam đoan các nội dung, thông tin trong Đơn này và các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- (Chủ giấy phép) cam kết chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của Giấy phép và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều 43 của Luật tài nguyên nước và quy định của pháp luật có liên quan.

Đề nghị UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên và môi trường thành phố Hà Nội xem xét, gia hạn/điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho (tên chủ giấy phép)./.

                                                              Hà Nội, ngày.......tháng.......năm........

                                                                               Chủ giấy phép

                                                               Ký, ghi rõ họ tên (đóng dấu nếu có)


Mẫu 31

 

(TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP)

(Trang bìa trong)

 

 

 

 

 

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG

KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIẤY PHÉP 

……………………………..(1)

(đối với trường hợp đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép

khai thác, sử dụng nước mặt)

 

 

 

 

 

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN

ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP

Ký, (đóng dấu nếu có)

ĐƠN VỊ LẬP BÁO CÁO

Ký, đóng dấu

 

 

 

 

 

Địa danh, tháng…./năm…..

 

(1) Ghi tên, vị trí và quy mô công trình khai thác, sử dụng nước


HƯỚNG DẪN NỘI DUNG

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIẤY PHÉP

(đối với trường hợp đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép

khai thác, sử dụng nước mặt)

A. Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép.

Mở đầu

Trình bày tóm tắt các thông tin về tổ chức/cá nhân đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép và công trình khai thác, sử dụng nước xin gia hạn, điều chỉnh, bao gồm:

1. Tên chủ giấy phép; địa chỉ, điện thoại liên hệ….

2. Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số........do (tên cơ quan cấp phép) cấp ngày:.......tháng.....năm.......với thời hạn...

3. Sơ lược về công trình khai thác, sử dụng nước và tình hình hoạt động của công trình.

4. Trình bày lý do đề nghị gia hạn/điều chỉnh; các nội dung chính đã được cấp phép và các nội dung đề nghị điều chỉnh trong giấy phép.

5. Trình bày các căn cứ, thông tin, số liệu sử dụng để lập báo cáo đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép, đánh giá mức độ đầy đủ, tin cậy của tài liệu, thông tin, số liệu sử dụng.

6. Thuyết minh lĩnh vực hoạt động, điều kiện năng lực, kinh nghiệm của tổ chức/cá nhân lập báo cáo; danh sách, trình độ chuyên môn của các thành viên tham gia lập báo cáo.

I. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước

1. Trình bày cụ thể về tình trạng hoạt động của công trình đến thời điểm lập báo cáo; những thay đổi của công trình trong quá trình vận hành (nếu có).

2. Trình bày lượng nước khai thác, sử dụng quy định trong giấy phép và lượng nước đã khai thác, sử dụng theo từng tháng/thời kỳ trong từng năm kể từ ngày được cấp phép đến thời điểm xin gia hạn/điều chỉnh giấy phép theo các mục đích sử dụng khác nhau; tổng lượng nước khai thác, sử dụng của công trình.

3. Trình bày tình hình diễn biến mực nước, lưu lượng nước, chất lượng nguồn nước trong quá trình khai thác, sử dụng; hiện trạng hệ sinh thái thủy sinh trong khu vực khai thác, sử dụng nước.

4. Phân tích, đánh giá các tác động, ảnh hưởng của công trình và quá trình vận hành công trình đến nguồn nước, môi trường và các công trình khai thác, sử dụng nước khác trong khu vực và ngược lại.

(kèm theo bảng số liệu khai thác, sử dụng nước trong quá trình vận hành công trình).

II. Tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép

1. Đánh giá cụ thể tình hình thực hiện các quy định của giấy phép trong thời gian vận hành công trình, bao gồm:

a) Mục đích sử dụng nước.

b) Lượng nước khai thác, sử dụng.

c) Phương thức, chế độ khai thác, sử dụng nước, quy trình vận hành công trình…

2. Đánh giá tình hình thực hiện các yêu cầu theo quy định của giấy phép, gồm:

a) Việc chấp hành quy định về xả dòng chảy tối thiểu sau công trình (nếu có).

  b) Việc quan trắc, giám sát quá trình khai thác, sử dụng nước, xả dòng chảy tối thiểu trong quá trình khai thác, sử dụng nước.

c) Việc thực hiện chế độ báo cáo, nghĩa vụ tài chính, các yêu cầu cụ thể khác của giấy phép và các nội dung đã cam kết trong hồ sơ đề nghị cấp phép.

III. Các kiến nghị liên quan đến gia hạn/điều chỉnh giấy phép

1. Thuyết minh cụ thể các vấn đề tồn tại, phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng nước tại công trình.

2. Trình bày lý do đề nghị gia hạn/điều chỉnh và các nội dung đề nghị điều chỉnh so với giấy phép đã được cấp. Đối với trường hợp điều chỉnh quy mô công trình, phương thức, chế độ khai thác, sử dụng nước, quy trình vận hành công trình thì phải bổ sung thêm nội dung đề án khai thác nước (theo hướng dẫn tại mục B dưới đây).

3. Trình bày kế hoạch khai thác, sử dụng nước trong thời gian đề nghị cấp phép.

4. Đánh giá tác động của việc điều chỉnh đến nguồn nước, môi trường và các đối tượng khai thác, sử dụng nước ở thượng hạ lưu công trình; các biện pháp giảm thiểu tác động và lộ trình thực hiện.

5. Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt (nếu có):

Luận chứng xác định phạm vi các Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; thuyết minh việc thiết lập, xây dựng vùng bảo hộ vệ sinh và quy định các nội dung cần phải tuân thủ trong vùng bảo hộ vệ sinh của công trình khai thác.

B. Đề án khai thác, sử dụng nước mặt (Bổ sung thêm nội dung đề án khai thác, sử dụng nước mặt đối với trường hợp có điều chỉnh quy mô công trình, phương thức, chế độ khai thác sử dụng nước, quy trình vận hành công trình).

I.  Nội dung đề nghị điều chỉnh

Trình bày nội dung đề nghị điều chỉnh (quy mô công trình/phương thức/chế độ khai thác, sử dụng nước/quy trình vận hành công trình); các căn cứ kiến nghị điều chỉnh.

 

II. Phương án điều chỉnh và kế hoạch khai thác, sử dụng nước 

1. Đối với điều chỉnh quy mô công trình: nêu rõ phương án điều chỉnh công suất, lưu lượng, lượng nước khai thác, sử dụng so với giấy phép đã được cấp.

2. Đối với điều chỉnh phương thức, chế độ khai thác, sử dụng nước: nêu rõ phương án điều chỉnh các hạng mục, thông số của công trình, cách thức lấy nước, dẫn nước, chuyển nước, sử dụng nước; thời gian lấy nước và chế độ vận hành công trình so với giấy phép đã được cấp.

3. Đối với điều chỉnh quy trình vận hành công trình: nêu rõ nội dung, phương án điều chỉnh so với quy trình vận hành đã được phê duyệt.

4. Trình bày cụ thể kế hoạch khai thác, sử dụng nước mặt theo các nội dung đề nghị điều chỉnh.

   (kèm theo bảng tổng hợp các nội dung đề nghị điều chỉnh so với giấy phép đã được cấp)

III. Đánh giá tác động của việc điều chỉnh quy mô công trình/phương thức/chế độ khai thác, sử dụng nước/quy trình vận hành công trình và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực

1. Đánh giá tác động của việc điều chỉnh quy mô công trình/phương thức/chế độ khai thác, sử dụng nước/quy trình vận hành công trìnhđến nguồn nước, môi trường, hệ sinh thái thủy sinh và các công trình khai thác, sử dụng nước khác ở thượng, hạ lưu công trình.

2. Các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực và lộ trình thực hiện./.


(Phụ lục 4)

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BẢN KÊ KHAI TÍNH TIỀN CẤP QUYỀN KHAI THÁC

TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT

(Kê khai điều chỉnh)

 

Kính gửi: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội

 

  I. CÁC THÔNG TIN CHUNG:

  1. Tên tổ chức, cá nhân kê khai:

  2. Địa chỉ:

  3. Số điện thoại:                                ; Fax:

  4. Người đại diện theo pháp luật:

  5. Chức vụ:

  6. Mã số thuế:

  7. Tên công trình khai thác:

  8. Vị trí, địa chỉ của công trình khai thác nước:

  9. Thời gian công trình bắt đầu hoặc dự kiến vận hành:

  Trường hợp công trình đã được cấp phép thì kê khai thêm các nội dung cơ bản của giấy phép có liên quan đến việc tính tiền.

  Trường hợp điều chỉnh thì kê khai thêm các nội dung có liên quan đến việc đề nghị điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác.

  II. THUYẾT MINH CÁC CĂN CỨ VÀ TÍNH TIỀN CẤP QUYỀN KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC

  1. Đối với trường hợp khai thác nước cho mục đích thủy điện:

  a) Thuyết minh và kèm theo các tài liệu để chứng minh (nếu có) về các căn cứ để xác định tiền cấp quyền khai thác, gồm:

  - Điện lượng trung bình hằng năm.

  - Thời gian bắt đầu vận hành hoặc thời gian dự kiến vận hành công trình, thời gian đề nghị cấp phép (hoặc thời gian hiệu lực của giấy phép…) và xác định thời gian tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước…

  - Giá để tính tiền cấp quyền khai thác cho sản xuất thủy điện.

  b) Tính tiền:

  Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được xác định theo công thức sau:

T = W * G * M

  Trong đó:

  T: Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (đồng);

W: Sản lượng điện năng (kWh), được tính bằng điện lượng trung bình hằng năm được xác định trong hồ sơ thiết kế của Dự án (E0, kWh) chia (/) 365 ngày và nhân (x) thời gian tính tiền (ngày).

Thời gian tính tiền được tính bằng ngày và được xác định như sau:

+ Trường hợp công trình đã vận hành trước ngày 01/9/2017 nhưng chưa được cấp giấy phép: tính từ thời điểm giấy phép có hiệu lực đến thời điểm giấy phép hết hiệu lực.

+ Trường hợp công trình chưa vận hành: tính từ thời điểm dự kiến bắt đầu vận hành đến thời điểm giấy phép hết hiệu lực.

+ Thời điểm bắt đầu vận hành là thời điểm hoàn thành việc đầu tư xây dựng, đưa công trình khai thác nước vào vận hành chính thức, được xác định theo hồ sơ thiết kế, dự kiến của chủ đầu tư hoặc căn cứ vào thực tế.

G: Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (đồng/kWh), được tính bằng 70% giá điện dùng để tính thuế tài nguyên nước dùng cho sản xuất thủy điện.

M: Mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (%), M = 1%.

2. Đối với trường hợp khai thác nước cho mục đích khác:

a) Thuyết minh và kèm theo các tài liệu để chứng minh (nếu có) về các căn cứ để xác định tiền cấp quyền khai thác:

- Thời gian bắt đầu vận hành hoặc thời gian dự kiến vận hành công trình, thời gian đề nghị cấp phép (hoặc thời gian hiệu lực của giấy phép…) và xác định thời gian tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước…

- Loại nguồn nước khai thác, chất lượng nguồn nước khai thác, điều kiện khai thác.

- Các mục đích khai thác, sử dụng nước của công trình; các mục đích khai thác nước phải nộp tiền cấp quyền khai thác.

- Tổng lưu lượng khai thác lớn nhất của công trình theo giấy phép (hoặc lưu lượng khai thác lớn nhất đề nghị cấp phép), chế độ khai thác trong năm của công trình.

- Tính toán xác định tổng sản lượng khai thác của công trình; xác định phần sản lượng không phải nộp tiền, phần sản lượng phải nộp tiền.

- Tính toán, xác định sản lượng khai thác theo từng mục đích sử dụng phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

- Xác định các hệ số điều chỉnh.

- Xác định mức thu đối với từng mục đích khai thác, sử dụng phải nộp tiền.

- Xác định giá tính tiền cấp quyền khai thác cho từng mục đích sử dụng phải nộp tiền kèm theo các văn bản quy định về giá tính thuế tài nguyên nước của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

b) Tính tiền:

- Tính toán, xác định tiền cấp quyền khai thác cho từng mục đích sử dụng nước phải nộp tiền cấp quyền.

T = W * G * K * M

Trong đó:

T: Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (đồng);

W: Sản lượng khai thác nước để tính tiền cấp quyền khai thác (m3), được tính bằng lưu lượng khai thác lớn nhất (m3/ngày đêm) quy định trong giấy phép nhân (x) chế độ khai thác trong năm và nhân (x) thời gian tính tiền (ngày).

- Chế độ khai thác trong năm được tính bằng số ngày khai thác trong năm chia (/) 365 ngày (Trường hợp giấy phép không quy định thì chế độ khai thác được tính là 365/365 ngày).

- Trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho nhiều mục đích thì sản lượng khai thác để tính tiền cấp quyền khai thác được tính cho từng mục đích sử dụng và được xác định như sau:

+ Chủ giấy phép phải tự xác định, kê khai sản lượng nước khai thác cho từng mục đích sử dụng và thuyết minh căn cứ xác định sản lượng nước được khai thác để sử dụng cho các mục đích đó. Phần sản lượng không xác định được rõ mục đích sử dụng thì được áp dụng cho mục đích sử dụng có mức thu cao nhất ghi trong giấy phép.

+ Trường hợp nhiều công trình khai thác nước cùng cung cấp cho một hệ thống cấp nước tập trung thì sản lượng tính tiền cấp quyền khai thác nước cho từng mục đích của mỗi công trình được xác định theo tỷ lệ cấp nước cho các mục đích của hệ thống cấp nước tập trung đó.

+ Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng nước phục vụ sinh hoạt trong phạm vi cơ sở đó thì toàn bộ lượng nước sử dụng được tính cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở đó. Trường hợp cấp nước sinh hoạt cho nhân dân ngoài phạm vi cơ sở đó thì được tính là cấp nước sinh hoạt và không phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho phần sản lượng này.

G: Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (đồng/m3), là giá tính thuế tài nguyên nước do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành.

K: hệ số điều chỉnh, được xác định như sau:

K = 1 + (K1 + K2 + K3)

Trong đó:

K1: Hệ số chất lượng nguồn nước khai thác, được xác định theo chất lượng của nguồn nước mà tổ chức, cá nhân khai thác.

K2: Hệ số loại nguồn nước khai thác (nước mặt) do tổ chức, cá nhân khai thác.

K3: Hệ số điều kiện khai thác, xác định căn cứ vào điều kiện khai thác cụ thể của nguồn nước mà tổ chức, cá nhân khai thác.

Giá trị của hệ số điều chỉnh được quy định tại Bảng sau:

TT

Hệ số

Giá trị

I

Hệ số chất lượng nguồn nước – K1

 

1

Nguồn nước có chức năng cấp nước sinh hoạt hoặc được quy hoạch để cấp nước sinh hoạt; nguồn nước có chất lượng đạt cột A của quy chuẩn kỹ thuật kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

0,30

2

Nguồn nước có chất lượng khác với nguồn nước được quy định tại mục I.1

0

II

Hệ số loại nguồn nước – K2

0,20

III

Hệ số điều kiện khai thác – K3

 

1

Khu vực đồng bằng

0,10

2

Khu vực khác

0

M: Mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (%), được quy định tại Bảng sau:

TT

Mục đích sử dụng nước

Mức thu, M (%)

1

Khai thác nước dùng cho kinh doanh, dịch vụ

2,0

2

Khai thác nước dùng cho sản xuất phi nông nghiệp, trừ nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi

1,5

3

Khai thác nước mặt để làm mát máy, thiết bị, tạo hơi

0,2

- Tổng hợp kết quả tính toán và xác định tổng số tiền cấp quyền khai thác phải nộp.

(Đối với trường hợp điều chỉnh thì thuyết minh, tính toán, xác định rõ những nội dung điều chỉnh).

-………………………………………………………………………………

III. PHƯƠNG ÁN NỘP TIỀN CẤP QUYỀN KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC

1. Tổng số tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước phải nộp:……(đồng), trong đó được phân ra từng năm như sau:

- Số tiền phải nộp năm đầu tiên:……………………………………………

- Số tiền phải nộp hằng năm tiếp theo:………………………………………

- Số tiền phải nộp năm cuối cùng:…………………………………………

-………………………………………………………………………………

2. Phương án nộp tiền hằng năm:

 Tháng        Quý                                           Năm

Số tiền phải nộp mỗi lần theo phương án nộp tiền:…… (đồng).

(Tên của tổ chức, cá nhân kê khai) cam đoan mọi thông tin, số liệu trong Bản kê khai này và giấy tờ tài liệu gửi kèm theo là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

                                                            ……, ngày……tháng……năm……

Tên tổ chức, cá nhân kê khai

                             (Ký, ghi rõ họ tên)

 

Danh sách các thủ tục:

Thay đổi kích thước
Thu nhỏ Phóng to