8. Thủ tục: Gia hạn, điều chỉnh Giấy phép khai thác, sử dụng
nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3000m3/ngày đêm.
a. Trình tự thực hiện:
-
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Tổ
chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội (Số
18, phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) – nộp phí thẩm định,
lấy phiếu nhận và hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;
- Bước 2. Kiểm tra hồ sơ:
Sở Tài nguyên và Môi trường
thành phố Hà Nội có trách nhiệm xem
xét, kiểm tra hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ không hợp
lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội thông báo cho tổ chức, cá nhân
đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
+
Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định
thì Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội trả lại hồ sơ và thông báo rõ
lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
- Bước 3: Thẩm định báo cáo và quyết định cấp phép,
quyết định điều chỉnh vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công
trình, quyết định điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (nếu có):
Kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội có
trách nhiệm thẩm định báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường,
lập hội đồng thẩm định báo cáo.
+
Trường hợp đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh cấp phép, trong thời hạn mười (10)
ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà
Nội trình Ủy ban nhân dân Thành phố; trường
hợp không đủ điều kiện để gia hạn, điều chỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường
thành phố Hà Nội trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do không
gia hạn, điều chỉnh.
+
Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện báo cáo, trong thời hạn bốn
(04) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố
Hà Nội có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ, gửi văn bản thông báo cho tổ chức,
cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện.
Thời
gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại báo cáo không tính vào thời gian thẩm định
báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là tám
(08) ngày làm việc.
+
Trường hợp phải lập lại báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội gửi
văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung báo cáo chưa đạt
yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ.
- Bước 4. Thông báo kết quả:
+ Trong thời hạn một (01) ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được giấy phép của UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường
thành phố Hà Nội thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để nhận giấy
phép;
+ Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
Quyết định điều chỉnh vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công
trình, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp quận, huyện, thị xã và UBND cấp
xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo trên Trang thông tin điện tử,
niêm yết bảng tin của xã và tổ dân phố để các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình
có liên quan biết và thực hiện;
+ Trong thời hạn năm
(05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định phê duyệt tiền cấp quyền
khai thác tài nguyên nước, Cục thuế thành phố Hà Nội gửi thông báo nộp tiền cấp
quyền khai thác tài nguyên nước cho chủ giấy phép.
b. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC của Sở Tài nguyên và Môi
trường thành phố Hà Nội - 18 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị gia hạn hoặc
điều chỉnh giấy phép (mẫu 04);
- Báo
cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép. Trường
hợp điều chỉnh giấy phép có liên quan đến quy mô công trình, số lượng giếng
khai thác, mực nước khai thác thì phải nêu rõ phương án khai thác nước (mẫu 28)
(Báo cáo do tổ chức, cá nhân có đủ năng lực theo quy định tại Thông tư số
56/2014/TT-BTNMT ngày 24/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập – Có Bản
sao hồ sơ năng lực của tổ chức, cá nhân lập Báo cáo kèm theo);
- Kết quả phân tích chất lượng
nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Bản sao giấy phép đã được
cấp;
- Bản kê khai (điều chỉnh) tính tiền cấp quyền khai thác tài
nguyên nước dưới đất (Phụ lục 3) – các trường hợp phải kê khai điều chỉnh tính
tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được quy định cụ thể tại mục e.2 dưới
đây;
2) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
(trong trường hợp cần lập hội đồng thẩm định, Sở Tài nguyên và Môi trường thành
phố Hà Nội sẽ yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung thêm 01 bộ hồ sơ)
d. Thời hạn giải quyết:
Tổng thời gian: mười ba (13)
ngày làm việc không kể thời gian tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ,
trong đó:
-
Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn bốn (04) ngày
làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.
- Thời
hạn thẩm định báo cáo: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội có trách nhiệm thẩm
định báo cáo.
- Thời
gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại báo cáo không tính vào thời gian thẩm định
đề án. Thời gian thẩm định sau khi đề án được bổ sung hoàn chỉnh là tám (08)
ngày làm việc.
- Thời
gian tại UBND Thành phố: không quá hai (02) ngày làm việc.
- Thời
hạn trả giấy phép: Trong thời hạn một (01) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội
thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính
và nhận giấy phép.
- Thời hạn công bố
vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt: Trong thời hạn năm (05) ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định điều chỉnh vùng bảo hộ vệ sinh khu vực
lấy nước sinh hoạt của công trình, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp quận,
huyện, thị xã và UBND cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo trên
Trang thông tin điện tử, niêm yết bảng tin của xã và tổ dân phố để các tổ chức,
cá nhân và hộ gia đình có liên quan biết và thực hiện;
- Thời hạn thông báo Quyết định phê duyệt
tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được Quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên
nước của UBND Thành phố, Cục thuế thành phố Hà Nội kèm gửi thông báo nộp tiền cấp
quyền khai thác tài nguyên nước cho chủ giấy phép.
e. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân có
hoạt động liên quan đến việc khai thác, sử dụng nước dưới đất.
e.1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan
đến việc khai thác, sử dụng nước dưới đất thuộc đối tượng phải đề xuất phạm vi cụ thể vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình
khai thác đề nghị điều chỉnh giấy phép có liên quan đến số lượng giếng khai
thác.
e.2. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải kê khai tính tiền
cấp quyền khai thác tài nguyên nước có sự điều chỉnh nội dung của giấy phép
khai thác, sử dụng tài nguyên nước mà dẫn đến sự thay đổi về căn cứ tính tiền cấp
quyền khai thác theo quy định hoặc dẫn đến có sự thay đổi về nội dung phê duyệt
tiền cấp quyền khai thác trước đó.
e.3. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải kê khai tính tiền
cấp quyền khai thác tài nguyên nước thuộc một trong các trường hợp sau thì phải
gửi văn bản đề nghị điều chỉnh kèm theo các tài liệu để chứng minh đến Sở Tài
nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội (Số 18, phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống
Đa, thành phố Hà Nội) để Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội kiểm tra, trình Ủy
ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định việc điều chỉnh (thời hạn kiểm tra,
trình Ủy ban nhân dân Thành phố không quá 15 ngày làm việc):
- Có sự thay đổi về thời điểm bắt đầu vận hành công trình
khai thác nước so với thời điểm dự kiến bắt đầu vận hành khi phê duyệt tiền cấp
quyền khai thác tài nguyên nước;
Công trình bị hư hỏng không thể tiếp tục khai thác được.
f. Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: UBND thành phố Hà Nội.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền
hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội
- Cơ quan phối hợp (nếu có)
g. Kết quả thực hiện TTHC:
- Giấy phép
khai thác, sử dụng nước dưới đất;
- Quyết định điều chỉnh vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước
sinh hoạt của công trình (nếu có);
- Quyết định điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên
nước (nếu có).
h. Lệ phí, phí:
- Lệ phí cấp giấy phép:
Không.
- Phí thẩm định:
+ Gia hạn, điều chỉnhkhai
thác, sử dụng nước dưới đất lưu lượng từ 1.500 đến dưới
3.000m3/ngày đêm: 3.750.000đ/01 báo cáo.
+ Gia hạn, điều chỉnhkhai
thác, sử dụngnước dưới đất lưu lượng từ 200 đến dưới
1.500m3/ngày đêm: 2.750.000đ/01 báo cáo.
+ Gia hạn, điều chỉnhkhai
thác, sử dụngnước dưới đất lưu lượng nhỏ hơn 200m3/ngày
đêm: 1.500.000đ/01 báo cáo.
i.Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị gia hạn hoặc
điều chỉnh giấy phép (mẫu 04);
- Báo cáo hiện trạng khai
thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép. Trường hợp điều chỉnh giấy
phép có liên quan đến quy mô công trình, số lượng giếng khai thác, mực nước
khai thác thì phải nêu rõ phương án khai thác nước (mẫu 28). (Mẫu 28: ban hành
theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh,
cấp lại giấy phép tài nguyên nước; Mẫu 04: Cụ thể hóa tên cơ quan cấp phép tại
Mẫu 04 của Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014).
- Bản kê khai (điều chỉnh) tính tiền cấp quyền khai thác tài
nguyên nước dưới đất (Phụ lục 3)(nếu có).
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Có báo cáo phù hợp với quy
hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước,
khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước.
Báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ
Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập báo cáo phải bảo
đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
Riêng với trường hợp gia hạn,
tổ chức, cá nhân còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Giấy phép vẫn còn hiệu lực
và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu
lực ít nhất chín mươi (90) ngày;
- Đến thời điểm đề nghị gia
hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ liên
quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp.
- Tại thời điểm đề nghị gia
hạn giấy phép, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân
phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, khả năng đáp ứng của nguồn nước.
l. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Tài nguyên nước số
17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội;
- Nghị định số
201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Tài nguyên nước;
- Nghị định 60/2016/NĐ-CP
ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực
tài nguyên và môi trường;
- Thông tư số
27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc
đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy
phép tài nguyên nước;
- Thông tư số
56/2014/TT-BTNMT ngày 24/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều
kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước,
tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp
giấy phép
tài nguyên nước;
- Nghị quyết số
20/2016/NQ-UBND ngày 06/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về quy định
thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của Hội
đồng nhân dân Thành phố Hà Nội;
- Quyết định số
53/2016/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của UBND Thành phố Hà Nội quy định thu phí, lệ
phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội theo quy
định của Luật Phí và lệ phí;
- Thông tư số
24/2016/TT-BTNMT ngày 09/9/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc
xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt;
- Nghị định số 82/2017/NĐ-CP
ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền
khai thác tài nguyên nước.
Mẫu 04
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ GIA HẠN/ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP
KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Kính gửi: -
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;
- Sở Tài nguyên và môi trường
thành phố Hà Nội.
1. Thông tin về chủ giấy phép:
1.1.
Tên chủ giấy
phép:….....................................................................................
1.2.
Địa chỉ:………..........…………...........................…...……........…................
1.3.
Điện thoại: ………………… Fax: ……………… Email:
….......................
1.4.
Giấy phép khai thác nước dưới đất số:..........
ngày.......tháng.......năm........do UBND thành phố Hà Nội cấp với thời hạn...................
2. Lý do đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép:.................................................
3. Thời gian đề nghị gia hạn/nội dung đề nghị điều chỉnh
giấy phép:
- Thời hạn đề nghị gia hạn:……….…tháng/ năm (trường
hợp đề nghị gia hạn).
- Nội
dung đề nghị điều chỉnh:…..…(trường hợp đề nghị điều chỉnh giấy phép).
4. Giấy tờ, tài liệu nộp kèm theo Đơn này gồm có:
- Bản
sao giấy phép đã được cấp.
-
Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép.
Trường hợp điều chỉnh giấy phép có liên quan đến quy mô công trình, số lượng giếng
khai thác, mực nước khai thác thì phải nêu rõ phương án khai thác nước.
-
Phiếu kết quả phân tích chất lượng nguồn nước dưới đất không quá sáu (06) tháng
tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
-
Các giấy tờ, tài liệu khác có liên
quan:........................................
5. Cam kết của chủ giấy phép:
-
(Chủ giấy phép) cam đoan các nội dung, thông tin trong Đơn này và các giấy tờ,
tài liệu gửi kèm theo là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
pháp luật.
-
(Chủ giấy phép) cam kết chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của Giấy phép đã được
cấp, nội dung được gia hạn/điều chỉnh và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định
tại Khoản 2 Điều 43 của Luật tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật
có liên quan.
Đề nghị UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên và môi trường thành phố Hà Nội
xem xét, gia hạn/điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất cho (tên
chủ giấy phép)./.
Hà
Nội, ngày.......tháng.......năm........
Chủ giấy phép
Ký, ghi rõ họ tên (đóng dấu nếu có)
Mẫu 28
(TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP)
(Trang
bìa trong)
BÁO CÁO
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC VÀ
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIẤY PHÉP
………………..(1)
(Trường hợp gia hạn, điều chỉnh
giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất)
TỔ
CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ
NGHỊ CẤP PHÉP Ký
(đóng dấu nếu có) |
ĐƠN
VỊ LẬP BÁO CÁO Ký,
đóng dấu |
Địa danh, tháng…./năm…..
(1)
Ghi tên công trình, vị
trí và lưu lượng khai thác
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG
BÁO CÁO HIỆN
TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC VÀ
TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN GIẤY PHÉP
(Trường
hợp gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất)
Mở đầu
1. Trình bày
các thông tin của chủ giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất (tên chủ
giấy phép, địa chỉ trụ sở chính, lĩnh vực hoạt động đối với tổ chức;
họ tên, số CMND, địa chỉ thường trú đối với cá nhân).
2. Trình bày các nội dung, thông tin chủ yếu của giấy phép khai thác, sử
dụng nước dưới đất đã được cấp gồm: số giấy phép, ngày cấp, cơ quan cấp, thời hạn
còn lại của giấy phép, vị trí công trình khai thác; mục đích khai thác, sử dụng
nước; tổng số giếng, tổng lượng nước khai thác, sử dụng; tầng chứa nước khai
thác.
3. Khái quát
các nội dung cơ bản của báo cáo, bao gồm các nội dung chủ yếu về tình hình thực
hiện giấy phép khai thác, lý do và nội dung đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy
phép khai thác, sử dụng nước dưới đất.
4. Thống kê các tài liệu sử dụng làm căn cứ lập báo cáo gồm: các báo cáo, tài liệu,
số liệu quan trắc trong quá trình khai thác tại công trình; các văn bản quy phạm
pháp luật và các tài liệu khác có liên quan.
5. Trình bày
đầy đủ các thông tin về năng lực của tổ chức/cá nhân lập báo cáo và đánh giá việc đáp ứng các điều kiện theo quy
định.
I. Hiện trạng khai
thác, sử dụng nước dưới đất tại công trình
1. Thuyết minh,mô tả tình trạng hoạt động của
công trình khai thác, gồm các thông tin về: tình trạng hoạt động, tổng lưu lượng khai thác thực tế của công trình, lưu
lượng, chế độ khai thác mùa mưa, mùa khô tại từng giếng khoan (giếng
đào, hố đào,
hành lang, mạch lộ, hang động).
2. Tổng hợp, đánh giá diễn biến lưu lượng khai thác nước dưới
đất đến thời điểm xin gia hạn/điều chỉnh giấy phép tại công trình, kèm theo bảng
tổng hợp và đồ thị diễn biến lưu lượng khai thác.
3. Tổng hợp,
đánh giá diễn biến mực nước đến thời điểm xin gia hạn/điều chỉnh giấy phép tại
từng giếng khoan (hoặc giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động), kèm theo bảng tổng hợp và đồ thị diễn biến mực
nước.
4. Tổng hợp, đánh giá diễn biến chất
lượng nước trong quá trình khai thác nước dưới đất đến thời điểm xin gia hạn/điều
chỉnh giấy phép, kèm theo bảng tổng hợp kết quả phân tích mẫu nước các thời kỳ.
5. Tổng hợp, đánh giá ảnh hưởng của hoạt
động khai thác nước dưới đất đến tình trạng sụt lún đất, biến dạng công trình,
gia tăng nhiễm bẩn, nhiễm mặn, suy giảm các dòng mặt và ảnh hưởng đến các công
trình khai thác nước dưới đất xung quanh (nếu có).
II.Tình
hình thực hiện các quy định trong giấy phép
1. Thuyết minh, trình bày cụ thể tình
hình thực hiện các nội dung quy định trong giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới
đất.
2. Thuyết minh, trình bày việc thực hiện
các nghĩa vụ của chủ giấy phép được quy định trong giấy phép khai thác, sử dụng
nước dưới đất và các nghĩa vụ khác có liên quan, kèm theo giấy tờ chứng minh thực
hiện nghĩa vụ tài chính (khi có yêu cầu của cơ quan thẩm định).
III. Nội dung đề nghị
gia hạn/điều chỉnh giấy phép khai thác
1. Trình bày các lý do liên quan đến
việc đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất
(thay đổi nhu cầu, mục đích sử dụng nước; thay đổi số lượng giếng; thay đổi lưu
lượng khai thác hoặc các lý do khác có liên quan).
2. Thời gian đề nghị gia hạn:.... tháng/năm (đối với trường
hợp đề nghị gia hạn giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất).
3. Thuyết minh, mô tả nhu cầu sử dụng nước hiện tại và
trong các năm tới; nhu cầu tăng/giảm công suất khai thác, kế hoạch khai thác nước
dưới đất trong các năm tới.
4. Trình bày các nội dung đề nghị điều chỉnh (trường hợp
đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất).
5. Các cam kết của chủ công trình.
a) Các cam kết và chịu trách nhiệm về
tính trung thực của các thông tin, số liệu trình bày trong báo cáo.
b) Trình bày cụ thể các cam kết của chủ
công trình, gồm việc tiếp tục thực hiện đúng, đầy đủ các quy định trong nội
dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất nếu được gia hạn/điều chỉnh giấy
phép; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành trong lĩnh vực cấp
nước; tuân thủ việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất tại
công trình, chế độ báo cáo đối với cơ quan quản lývà các quy định của pháp luật
trong lĩnh vực tài nguyên nước; cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ về
tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
IV. Phương án khai
thác nước dưới đất (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh
giấy phép có liên quan đến quy mô công trình, số lượng giếng khai thác, mực nước
khai thác).
1. Thuyết minh nhu cầu, mục đích sử dụng
nước; xây dựng biểu đồ dùng nước theo từng tháng trong năm.
2. Thuyết minh, mô tả sơ đồ công trình khai thác và các
thông số khai thác của công trình, gồm các thông tin về lưu lượng, mực nước
tĩnh, mực nước động, chế độ khai thác của từng giếng, kèm theo sơ đồ bố trí
công trình khai thác nước dưới đất và bản vẽ cấu trúc giếng (trường hợp điều chỉnh
có sự thay đổi quy mô công trình, số lượng giếng khai thác).
Yêu cầu nội dung của sơ đồ khu vực và vị trí công trình
khai thác nước dưới đất phải thể hiện được các thông tin chính gồm: các thông
tin nền (ranh giới, địa danh hành chính; yếu tố địa hình, hệ thống sông suối,
đường giao thông, dân cư...) và các thông tin chuyên đề (ranh giới các tầng chứa
nước; vị trí, các thông số chính của công trình khai thác nước dưới đất và các
công trình khai thác đang hoạt động khu vực xung quanh).
3. Thuyết minh, trình bày phương án bổ sung công trình
quan trắc; phương án lắp đặt thiết bị, bố trí nhân lực quan trắc; thiết lập bổ
sung và mô tả các vùng bảo hộ vệ sinh của công trình khai thác (trường hợp điều
chỉnh tăng số lượng giếng khai thác).
4. Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt
(nếu có):
Luận chứng xác định phạm vi các Vùng
bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; thuyết minh việc
thiết lập, xây dựng vùng bảo hộ vệ sinh và quy định các nội dung cần phải tuân
thủ trong vùng bảo hộ vệ sinh của công trình khai thác.
Kết luận và kiến nghị
Phụ lục kèm theo Báo cáo:
1. Bản vẽ cấu trúc
công trình khai thác (giếng khoan, giếng đào,hố đào,hành lang...) đối với trường
hợp điều chỉnh tăng số lượng công trình khai thác.
2. Các tài liệu khác
có liên quan (nếu có).
(Phụ lục 3)
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
|
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
|
BẢN KÊ KHAI TÍNH TIỀN CẤP QUYỀN KHAI THÁC
TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
(Kê khai điều chỉnh)
Kính
gửi: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội
I. CÁC THÔNG TIN CHUNG:
1. Tên tổ
chức, cá nhân kê khai:
2. Địa chỉ:
3. Số điện
thoại: ;
Fax:
4. Người đại
diện theo pháp luật:
5. Chức vụ:
6. Mã số
thuế:
7. Tên
công trình khai thác:
8. Vị trí,
địa chỉ của công trình khai thác nước:
9. Thời
gian công trình bắt đầu hoặc dự kiến vận hành:
Trường hợp
công trình đã được cấp phép thì kê khai thêm các nội dung cơ bản của giấy phép
có liên quan đến việc tính tiền.
Trường hợp
điều chỉnh thì kê khai thêm các nội dung có liên quan đến việc đề nghị điều chỉnh
tiền cấp quyền khai thác.
II. THUYẾT MINH CÁC CĂN CỨ VÀ TÍNH TIỀN CẤP
QUYỀN KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC
1) Thuyết minh và kèm theo các tài liệu để chứng
minh (nếu có) về các căn cứ để xác định tiền cấp quyền khai thác:
- Thời gian bắt đầu vận hành hoặc thời gian dự kiến
vận hành công trình, thời gian đề nghị cấp phép (hoặc thời gian hiệu lực của giấy
phép…) và xác định thời gian tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước…
- Loại nguồn nước khai thác,
chất lượng nguồn nước khai thác, điều kiện khai thác.
- Các mục đích khai thác, sử dụng nước của công
trình; các mục đích khai thác nước phải nộp tiền cấp quyền khai thác.
- Tổng lưu lượng khai thác lớn
nhất của công trình theo giấy phép (hoặc lưu lượng khai thác lớn nhất đề nghị cấp
phép), chế độ khai thác trong năm của công trình.
- Tính toán xác định tổng sản lượng khai thác của
công trình; xác định phần sản lượng không phải nộp tiền, phần sản lượng phải nộp
tiền.
- Tính toán, xác định sản lượng khai thác theo từng
mục đích sử dụng phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
- Xác định các hệ số điều chỉnh.
- Xác định mức thu đối với từng mục đích khai
thác, sử dụng phải nộp tiền.
- Xác định giá tính tiền cấp quyền khai thác cho
từng mục đích sử dụng phải nộp tiền kèm theo các văn bản quy định về giá tính
thuế tài nguyên nước của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
2) Tính tiền:
- Tính toán, xác định tiền cấp quyền khai thác
cho từng mục đích sử dụng nước phải nộp tiền cấp quyền.
T = W * G * K * M
Trong đó:
T: Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (đồng);
W: Sản lượng khai thác nước để tính tiền cấp quyền
khai thác (m3), được tính bằng lưu lượng khai thác lớn nhất (m3/ngày
đêm) quy định trong giấy phép nhân (x) chế độ khai thác trong năm và nhân (x)
thời gian tính tiền (ngày).
- Chế độ khai thác trong năm được tính bằng số
ngày khai thác trong năm chia (/) 365 ngày (Trường hợp giấy phép không quy định
thì chế độ khai thác được tính là 365/365 ngày).
- Thời gian tính tiền được tính bằng ngày và được
xác định như sau:
+ Trường hợp công trình đã vận hành trước ngày
01/9/2017 nhưng chưa được cấp giấy phép: tính từ thời điểm giấy phép có hiệu lực
đến thời điểm giấy phép hết hiệu lực.
+ Trường hợp công trình chưa vận hành: tính từ thời
điểm dự kiến bắt đầu vận hành đến thời điểm giấy phép hết hiệu lực.
+ Thời điểm bắt đầu vận hành là thời điểm hoàn
thành việc đầu tư xây dựng, đưa công trình khai thác nước vào vận hành chính thức,
được xác định theo hồ sơ thiết kế, dự kiến của chủ đầu tư hoặc căn cứ vào thực
tế.
- Trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài
nguyên nước cho nhiều mục đích thì sản lượng khai thác để tính tiền cấp quyền
khai thác được tính cho từng mục đích sử dụng và được xác định như sau:
+ Chủ giấy phép phải tự xác định, kê khai sản lượng
nước khai thác cho từng mục đích sử dụng và thuyết minh căn cứ xác định sản lượng
nước được khai thác để sử dụng cho các mục đích đó. Phần sản lượng không xác định
được rõ mục đích sử dụng thì được áp dụng cho mục đích sử dụng có mức thu cao
nhất ghi trong giấy phép.
+ Trường hợp nhiều công trình khai thác nước cùng
cung cấp cho một hệ thống cấp nước tập trung thì sản lượng tính tiền cấp quyền
khai thác nước cho từng mục đích của mỗi công trình được xác định theo tỷ lệ cấp
nước cho các mục đích của hệ thống cấp nước tập trung đó.
+ Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
sử dụng nước phục vụ sinh hoạt trong phạm vi cơ sở đó thì toàn bộ lượng nước sử
dụng được tính cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở đó. Trường
hợp cấp nước sinh hoạt cho nhân dân ngoài phạm vi cơ sở đó thì được tính là cấp
nước sinh hoạt và không phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho
phần sản lượng này.
G: Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên
nước (đồng/m3), là giá tính thuế tài nguyên nước do Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội ban hành.
K: hệ số điều chỉnh, được xác định như sau:
K = 1 + (K1 + K2 + K3)
Trong đó:
K1: Hệ số chất lượng nguồn nước khai
thác, được xác định theo chất lượng của nguồn nước mà tổ chức, cá nhân khai
thác.
K2: Hệ số loại
nguồn nước khai thác (nước dưới đất) do tổ chức, cá nhân khai thác.
K3: Hệ số điều kiện khai thác, xác định
căn cứ vào điều kiện khai thác cụ thể của nguồn nước mà tổ chức, cá nhân khai
thác.
Giá trị của hệ số điều chỉnh được quy định tại Bảng
sau:
TT |
Hệ số |
Giá trị |
I |
Hệ số chất lượng nguồn nước – K1 |
|
1 |
Nguồn nước có chức năng
cấp nước sinh hoạt hoặc được quy hoạch để cấp nước sinh hoạt; nguồn nước có
chất lượng đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất |
0,30 |
2 |
Nguồn nước có chất lượng
khác với nguồn nước được quy định tại mục I.1 |
0 |
II |
Hệ số loại nguồn nước – K2 |
|
1 |
Tại vùng hạn chế khai
thác nước dưới đất |
0,40 |
2 |
Tại vùng khác với vùng
quy định tại mục II.1 |
0 |
III |
Hệ số điều kiện khai thác – K3 |
|
1 |
Tầng chứa nước có chiều
sâu nhỏ hơn 100 m |
0,10 |
2 |
Tầng chứa nước có chiều
sâu trong khoảng từ 100 – 300 m |
0,05 |
3 |
Tầng chứa nước có chiều
sâu lớn hơn 300 m |
0 |
M: Mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (%), được quy
định tại Bảng sau:
TT |
Mục đích sử dụng nước |
Mức thu, M (%) |
1 |
Khai thác nước dùng cho
kinh doanh, dịch vụ |
2,0 |
2 |
Khai thác nước dùng cho
sản xuất phi nông nghiệp, trừ nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi |
1,5 |
3 |
Khai thác nước dưới đất
dùng cho tưới cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày
khác; khai thác nước dưới đất để làm mát máy, thiết bị, tạo hơi |
0,2 |
4 |
Khai thác nước dưới đất
dùng cho nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc |
0,1 |
- Tổng hợp kết quả tính toán và xác định tổng số tiền cấp quyền
khai thác phải nộp.
(Đối với trường hợp điều chỉnh thì thuyết minh, tính toán, xác định
rõ những nội dung điều chỉnh).
-………………………………………………………………………………
III. PHƯƠNG ÁN NỘP TIỀN CẤP
QUYỀN KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC
1. Tổng số
tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước phải nộp:……(đồng), trong đó được phân
ra từng năm như sau:
- Số tiền phải
nộp năm đầu tiên:………………………………………………
- Số tiền phải
nộp hằng năm tiếp theo:………………………………………
- Số tiền phải
nộp năm cuối cùng:……………………………………………
-………………………………………………………………………………
2. Phương
án nộp tiền hằng năm:
Tháng Quý
Năm
Số tiền phải
nộp mỗi lần theo phương án nộp tiền:…… (đồng).
(Tên của tổ chức, cá nhân kê khai) cam đoan mọi thông tin, số liệu
trong Bản kê khai này và giấy tờ tài liệu gửi kèm theo là đúng sự thật và xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
……, ngày……tháng……năm……
Tên tổ chức, cá nhân kê khai
(Ký,
ghi rõ họ tên)