Thủ tục hành chính / Môi trường

Thủ tục: Thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cảng, bến thủy nội địa, cơ sở, dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội

  Thủ tục: Thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cảng, bến thủy nội địa, cơ sở, dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội

1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

+ Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hà Nội (Số 18, phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) – lấy phiếu nhận và hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;

+ Trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung hoàn thiện mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo rõ lý do.

- Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình UBND thành phố phê duyệt. Trường hợp không đủ điều kiện, Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo    lý do.

- Bước 3: Trả kết quả

  2. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC của Sở Tài nguyên và Môi trường – 18 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

  3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

  * Thành phần hồ sơ:

          - Một (01) văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quyết định số      22/QĐ-UBND ngày 12/6/2017 của UBND thành phố Hà Nội;

          - Bảy (07) bản Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung của Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục 03 ban hành kèm theo Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 12/6/2017 của UBND thành phố Hà Nội;

          * Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

  4. Thời hạn giải quyết:

  Thời hạn thẩm định và phê duyệt không quá 17 (mười bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó:

-  Thời hạn thẩm định tại Sở Tài nguyên và Môi trường không quá 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn tối đa 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm định có văn bản thông báo cho chủ cơ sở.

   Thời hạn thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu không bao gồm thời gian chủ cơ sở hoàn thiện bản Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo yêu cầu của cơ quan thẩm định.

  - Thời hạn UBND Thành phố phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tối đa là 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt của Sở Tài nguyên và Môi trường.

  5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

  Cá nhân, tổ chức.

  6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND thành phố Hà Nội.

  - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tài nguyên và Môi trường        Hà Nội.

  7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

Một (01) Quyết định của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và một (01) quyển Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại mặt sau trang phụ bìa.

8. Phí, lệ phí:

   Không có

  9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

          Văn bản đề nghị thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 12/6/2017 của UBND Thành phố Hà Nội về Ban hành quy định về lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cảng, cơ sở, dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Đối với các cảng, cơ sở kinh doanh xăng dầu, các dự án mới, kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu phải được lập và phê duyệt trước khi đi vào hoạt động.

   - Đối với các cơ sở đã đi vào hoạt động trước thời điểm Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 12/6/ 2017 của UBND thành phố Hà Nội có hiệu lực chưa xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, phải xây dựng kế hoạch và trình cấp thẩm quyền phê duyệt trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 12/6/ 2017 của UBND Thành phố Hà Nội về Ban hành quy định lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cảng, cơ sở, dự án trên địa bàn Thành phố Hà Nội có hiệu lực. Nếu quá thời hạn 01 năm nêu trên cơ sở phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bị xử phạt theo quy định hiện hành đồng thời phải tiếp tục xây dựng kế hoạch và trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở đã được phê duyệt phải được cập nhật, sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi về tăng quy mô, phạm vi, lĩnh vực hoạt động đối với hoạt động kinh doanh, sản xuất, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và các sản phẩm dầu làm tăng độ rủi ro gây ra tràn dầu ở mức       độ lớn.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

  - Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;

  - Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;

  - Quyết định số 63/2014/QĐ-TTg ngày 11/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

 - Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 12/6/2017 của UBND thành phố Hà Nội về Ban hành quy định về lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cảng, cơ sở, dự án trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 01

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
(Thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố )
(Ban hành kèm theo Quyết định số  22 /2017 /QĐ-UBND ngày 12  tháng 6  năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội)

(1)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: …
V/v đề nghị phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của (2)

(Địa danh), ngày … tháng … năm .....

Kính gửi:

- UBND thành phố Hà Nội;
- Sở Tài nguyên và Môi trường.

 Chúng tôi là: (1), chủ cơ sở (2)

- Địa điểm cơ sở:…;

- Địa chỉ liên hệ:…;

- Điện thoại:...; Fax:...; E-mail:...

Xin gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường hồ sơ gồm:

(Thành phần hồ sơ và số lượng từng loại)

………………………………………………………..

………………………………………………………..

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở (2).

Nơi nhận:                                                                

-Như trên;

- Lưu: …

                                                    (3)

                                 (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

 

 

Ghi chú:

(1) Chủ cơ sở;

(2) Tên đầy đủ của cơ sở;

(3) Đại diện có thẩm quyền của cơ sở.

PHỤ LỤC 03

CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CỦA CƠ SỞ
(Thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố)
(Ban hành kèm theo Quyết định số  22 /2017 /QĐ-UBND ngày 12  tháng 6  năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội)

1. MẪU BÌA VÀ TRANG PHỤ BÌA:

(Tên cơ quan chủ quản)

(Chủ cơ sở)

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

của (1)

 

CHỦ CƠ SỞ (*)

(Đại diện có thẩm quyền của cơ sở ký, ghi họ tên, đóng dấu)

ĐƠN VỊ TƯ VẤN (nếu có) (*)
(Đại diện có thẩm quyền của đơn vị ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

Hà Nội, tháng ... năm .....

Ghi chú:

(1): Tên đầy đủ, chính xác của cơ sở;

(*): Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.

2. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CỦA     CƠ SỞ

- Mục lục

- Danh mục chữ viết tắt (nếu có)

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1.1.  Giới thiệu tổng quan cảng, cơ sở, dự án

1.1.1. Thông tin về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nơi có cơ sở

1.1.2. Thông tin về cơ sở

- Tên cơ sở:

- Người đại diện:

- Địa chỉ:

- Điện thoại - Fax:

- Thông tin khác có liên quan (nếu có):

1.1.3. Thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu của  cơ sở

- Liệt kê các hoạt động được phép kinh doanh có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu;

- Liệt kê các đối tượng có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu.

1.2. Giới thiệu về các đối tượng có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu

1.2.1. Đối tượng thứ nhất, bao gồm các thông tin sau:

- Tên, vị trí:

- Quy mô, đặc điểm.

- Các loại dầu hiện có; tính chất hóa lý của các loại dầu

- Quy trình (nguyên tắc), công nghệ hoạt động.

- Sơ đồ, hình ảnh mô tả.

- Mô tả đối tượng, khu vực xung quanh.

- Đặc điểm điều kiện tự nhiên (mô tả ngắn gọn):

+ Đặc điểm chế độ thủy văn, bão ảnh hưởng tới quá trình dầu tràn;

+ Đặc điểm địa hình, đường bờ khu vực nghiên cứu.

- Thông tin khác có liên quan (nếu có).

1.2.2. Đối tượng thứ n: Thông tin giống đối tượng thứ nhất.

(Đối với các đối tượng giống nhau về đặc điểm điều kiện tự nhiên thì chỉ mô tả cho một đối tượng).

CHƯƠNG 2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, CƠ SỞ PHÁP LÝ

2.1. Mục đích, đối tượng

2.2. Phạm vi

- Phạm vi triển khai Kế hoạch.

- Quy mô tràn dầu cơ sở tự ứng phó (nêu rõ lượng dầu tràn).

- Quy mô tràn dầu cơ sở cần đến sự trợ giúp bên ngoài.

2.3. Cơ sở pháp lý

- Cơ sở pháp lý của cơ sở;

- Cơ sở pháp lý có liên quan đến hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ NGUỒN TIỀM ẨN NGUY CƠ TRÀN DẦU

3.1. Thông tin về đặc điểm và tính chất hóa lý của các loại dầu tại cơ sở

3.2. Thống kê các sự cố tràn dầu đã xảy ra của cơ sở

3.3. Các nguồn tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu

- Đánh giá các nguy cơ có thể gây ra sự cố tràn dầu trong quá trình sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

- Phân tích nguyên nhân, tính toán lượng dầu tràn đối với từng nguy cơ gây sự cố tràn dầu.

3.4. Khu vực chịu tác động bởi sự cố tràn dầu

Dự báo những khu vực có khả năng chịu tác động bởi sự cố tràn dầu và mức độ ảnh hưởng.

CHƯƠNG 4. TRANG THIẾT BỊ, NHÂN LỰC ỨNG PHÓ  SỰ CỐ TRÀN DẦU

4.1. Công trình và trang thiết bị ứng phó

4.1.1. Công trình và trang thiết bị ứng phó hiện có

4.1.1.1. Đối với kho, bể chứa dầu

- Mô tả các đặc điểm, chức năng, quy mô, vị trí của các công trình hiện có;

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí để của các vật liệu, trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu hiện có;

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí trang thiết bị cảnh báo, phòng cháy, chữa cháy;

- Số lượng thiết bị âm thanh, phương tiện, biển cảnh báo.

4.1.1.2. Đối với nhà máy, trạm xử lý, tái chế chất thải, nước thải nhiễm dầu

- Mô tả các đặc điểm, chức năng, quy mô, vị trí của các công trình hiện có;

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí trang thiết bị cảnh báo, phòng cháy, chữa cháy;

- Số lượng thiết bị âm thanh, phương tiện, biển cảnh báo.

4.1.1.3. Đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên đất liền

- Mô tả các đặc điểm, chức năng, quy mô, vị trí của các công trình hiện có;

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí để của các vật liệu, trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu hiện có;

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí trang thiết bị cảnh báo, phòng cháy, chữa cháy;

- Số lượng thiết bị âm thanh, phương tiện, biển cảnh báo.

4.1.1.4. Đối với cảng, bến:

- Mô tả các đặc điểm, chức năng, quy mô, vị trí của các công trình hiện có

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí để của các vật liệu, trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu hiện có;

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí trang thiết bị cảnh báo, phòng cháy, chữa cháy;

- Số lượng thiết bị âm thanh, phương tiện, biển cảnh báo.

4.1.1.5. Đối với cơ sở có các tàu vận chuyển kinh doanh xăng dầu (tổng dung tích dưới 150 tấn), tàu vận chuyển hàng hóa (tổng dung tích dưới 400 tấn), tàu du lịch, tàu cá:

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng của các thiết bị hiện có;

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí để của các vật liệu, trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu hiện có;

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí trang thiết bị cảnh báo, phòng cháy, chữa cháy;

- Số lượng thiết bị âm thanh, phương tiện, biển cảnh báo.

4.1.1.6. Đối với phương tiện vận chuyển xăng dầu trên đất liền

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật các thiết bị đối với từng phương tiện vận chuyển xăng dầu trên đất liền theo quy định về đăng ký, đăng kiểm và bảo vệ môi trường.

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí để của các vật liệu, trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu hiện có;

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí trang thiết bị cảnh báo, phòng cháy, chữa cháy;

- Số lượng thiết bị âm thanh, phương tiện, biển cảnh báo.

4.1.1.7. Đối tượng khác

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí để của các vật liệu, trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu hiện có.

- Mô tả đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng, vị trí trang thiết bị cảnh báo, phòng cháy, chữa cháy.

- Số lượng thiết bị âm thanh, phương tiện, biển cảnh báo.

4.1.2. Kế hoạch đầu tư trang thiết bị và công trình ứng phó sự cố tràn dầu

- Chủ cơ sở căn cứ vào vị trí có nguy cơ và lượng dầu tràn đã được tính toán (tại Mục 3.2) và đặc điểm, chức năng, thông số kỹ thuật, số lượng trang thiết bị, công trình ứng phó sự cố tràn dầu hiện có (tại Mục 4.1.1) để lên kế hoạch đầu tư, trang sắm thiết bị.

- Cơ sở cần nêu rõ thời gian hoàn thành việc đầu tư, trang sắm thiết bị.

4.2. Nhân lực tham gia ứng phó sự cố tràn dầu

4.2.1. Nhân lực ứng phó của cơ sở

4.2.1.1. Ban Chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu

- Danh sách thành viên (lập biểu), bao gồm các thông tin sau: Họ và tên; chức danh trong Công ty; chức danh trong Ban Chỉ huy (Trưởng ban, phó ban, ủy viên…); số điện thoại (di động);

- Chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy (trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên).

4.2.1.2. Đội ứng phó sự cố tràn dầu

- Danh sách thành viên (lập biểu), bao gồm các thông tin sau: Họ và tên, chức danh trong cơ sở, chức danh trong Đội (Đội trưởng, đội phó, đội viên), số điện thoại (di động)

- Chức năng, nhiệm vụ của Đội ứng phó sự cố tràn dầu.

- Chủ cơ sở phải có Quyết định thành lập Ban Chỉ huy và Đội ứng phó sự cố tràn dầu kèm theo bản Kế hoạch.

4.2.2. Nhân lực đề nghị ứng phó bên ngoài

Trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu vượt khả năng tự ứng phó của chủ cơ sở; Chủ cơ sở phải có sự hỗ trợ ứng phó từ các cơ quan, tổ chức bên ngoài (lập biểu bao gồm các thông tin: Tên cơ quan, tổ chức, địa chỉ, số điện thoại, fax).

CHƯƠNG 5. QUY TRÌNH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

5.1 Nêu nội kịch bản ứng phó đối với các cấp độ rủi ro của sự cố tại cơ sở

5.2. Triển khai ứng phó sự cố tràn dầu

5.2.1. Xử lý thông tin và báo cáo, thông báo về sự cố tràn dầu

5.2.1.1. Xử lý thông tin:

- Khi nhận được thông tin báo cáo về sự cố tràn dầu, Ban Chỉ huy phải thực hiện xử lý thông tin gồm các nội dung sau:

+ Đánh giá tính xác thực của thông tin về sự cố;

+ Sơ bộ đánh giá tính chất, phạm vi, mức độ và hậu quả có thể của sự cố;

+ Chỉ đạo Đội ứng phó triển khai phương án, biện pháp ứng phó khẩn cấp với tình huống theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, nhân lực tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ).

5.2.1.2. Báo cáo, thông báo về sự cố tràn dầu

- Báo cáo, thông báo đến các cơ quan có chức năng về tình hình xử lý thông tin và các biện pháp triển khai phối hợp ứng phó cụ thể và các đề xuất kiến nghị.

- Thông báo với cơ quan, đơn vị đã ký kết hợp đồng hỗ trợ ứng phó trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu (nếu có).

- Cập nhật thông tin (địa chỉ, số điện thoại liên hệ) của các cơ quan, đơn vị phối hợp (nếu có).

- Thông báo cho đơn vị có khả năng hỗ trợ ứng phó sự cố tràn dầu (đối với sự cố vượt quá khả năng tự ứng phó của cơ sở).

- Cập nhật thông tin (địa chỉ, số điện thoại liên hệ) của các cơ quan, đơn vị phối hợp.

- Thông báo cho các cơ quan, đơn vị và người dân trong vùng, khu vực bị ảnh hưởng hoặc có khả năng bị ảnh hưởng về sự cố tràn dầu để chủ động ứng phó, khắc phục

- Cập nhật thông tin (địa chỉ, số điện thoại liên hệ) của các cơ quan, đơn vị và người dân có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu (nếu có).

5.2.1.3. Báo cáo trong ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu đối với cơ quan chức năng

- Báo cáo trong ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu.

1. Báo cáo ban đầu sự cố tràn dầu: Thực hiện khi phát hiện về sự cố tràn dầu;

2. Các báo cáo sự cố tràn dầu tiếp theo: Thực hiện định kỳ hàng ngày trong quá trình ứng phó sự cố tràn dầu;

3. Báo cáo kết thúc sự cố tràn dầu: Thực hiện khi kết thúc các hoạt động ứng phó;

4. Báo cáo tổng hợp sự cố tràn dầu: Thực hiện để tổng hợp tình hình ứng phó sự cố tràn dầu từ lúc phát hiện dầu tràn đến khi kết thúc các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

5.3. Tổ chức triển khai ứng phó sự cố tràn dầu

5.3.1. Đối với sự cố tràn dầu ở quy mô cơ sở tự ứng cứu

- Mô tả cụ thể các hoạt động triển khai ứng phó, trong đó phải làm rõ việc phân công điều động các vị trí ứng phó và nhiệm vụ của từng thành viên thực hiện ứng phó tại hiện trường.

5.3.2. Đối với sự cố tràn dầu vượt quá khả năng tự ứng cứu của cơ sở

Mô tả các biện pháp chủ động ứng phó tại chỗ và phương án phối hợp triển khai ứng phó.

5.4. Kết thúc hoạt động ứng phó

- Công tác thu dọn hiện trường sau sự cố, xử lý chất thải thu gom sau sự cố, làm sạch vệ sinh môi trường.

- Tổ chức quan trắc môi trường sau sự cố, dự kiến ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.

- Công tác tài chính thanh toán cho những bên liên quan tham gia hỗ trợ và bồi thường thiệt hại (nếu có).

CHƯƠNG 6. CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

6.1. Cam kết tài chính

Nội dung cam kết tài chính phải được chủ cơ sở thể hiện bằng văn bản kèm theo báo cáo.

6.2. Thủ tục bồi thường thiệt hại

6.2.1. Bồi thường thiệt hại đối với môi trường

6.2.2. Bồi thường thiệt hại về kinh tế

6.2.3. Bồi thường thiệt hại khác có liên quan

6.3. Xác định thiệt hại từ sự cố tràn dầu

CHƯƠNG 7. NỘI DUNG KỊCH BẢN TẬP HUẤN, DIỄN TẬP, CẬP NHẬT VÀ PHÁT TRIỂN KẾ HOẠCH

7.1. Tập huấn, diễn tập

7.1.1. Kế hoạch tập huấn, diễn tập

- Dự kiến kế hoạch (thời gian, địa điểm, nội dung…)

7.1.2. Dự kiến danh sách các cán bộ nhân viên sẽ được tập huấn, diễn tập theo từng đợt

7.1.3. Những đơn vị, cơ quan tổ chức liên kết đào tạo, tập huấn

7.2. Diễn tập

- Xây dựng tình huống diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu điển hình, tình huống lượng dầu tràn lớn nhất và tình huống có khả năng gây tác động lớn nhất đối với từng đối tượng có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu (từ khi phát hiện sự cố đến khi kết thúc sự cố, thu dọn hiện trường).

- Kịch bản diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu phải thể hiện cụ thể, phù hợp với vị trí thực tế, phân công rõ vị trí, nhiệm vụ ứng phó của từng thành viên và sơ đồ triển khai.

7.3. Cập nhật và phát triển Kế hoạch

Khi có sự thay đổi nội dung Kế hoạch; Chủ cơ sở sẽ báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường và chỉ thay đổi khi có sự chấp thuận của Sở Tài nguyên và Môi trường.

CHƯƠNG 8. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

8.1. Tổ chức thực hiện Kế hoạch

8.2. Thực hiện

- Mô tả trách nhiệm thực hiện của các phòng, ban, đơn vị.

- Mô tả trách nhiệm đơn vị phối hợp ứng phó sự cố tràn dầu (nếu có).

PHỤ LỤC

1. Hồ sơ pháp lý liên quan đến cơ sở;

2. Hồ sơ kỹ thuật liên quan đến cơ sở: Sơ đồ mặt bằng, sơ đồ công nghệ; quy trình vận hành, thiết kế kỹ thuật có liên quan…

3. Quyết định thành lập Ban Chỉ huy và Đội ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở;

4. Cam kết đảm bảo tài chính.

 

Danh sách các thủ tục:

Thay đổi kích thước
Thu nhỏ Phóng to