Thủ tục hành chính / Môi trường

Thủ tục 1: Thẩm định Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)

1. Thủ tục: Thẩm định Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)

a, Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

+ Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp (hoặc qua bưu điện) tại Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hà Nội (Số 18, phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) – lấy phiếu nhận và hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;

+ Trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung hoàn thiện mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo rõ lý do.

- Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình UBND thành phố phê duyệt. Trường hợp không đủ điều kiện, Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do.

- Bước 3: Trả kết quả

  b, Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Tài nguyên và Môi trường 18 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

  c, Thành phần, số lượng hồ sơ:

  * Thành phần hồ sơ:

          - Một (01) văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.1 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

          - Chín (09) bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và chín (09) bản dự thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn chín (09) người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Hình thức trang bìa, phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.2 và 1.3 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

  * Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

  d, Thời hạn giải quyết:

  Thời hạn thẩm định không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

   Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược không bao gồm thời gian chủ dự án hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo kết luận của Hội đồng thẩm định tại phiên họp chính thức.

  Thời hạn cơ quan thẩm định ĐMC báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về kết quả thẩm định báo cáo ĐMC là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đã hoàn chỉnh trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến hội đồng thẩm định.

  e, Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

  Cá nhân, tổ chức.

  f, Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.

  - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

  g, Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

  Một (01) Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

  h, Phí, lệ phí:

   Không có

  i, Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

  Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.1 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

  k, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

  Không có.

  l, Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

  - Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;

  - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường;

  - Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 7410/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ký: Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường; thành lập Đoàn kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường và xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án; thành lập Đoàn kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở và phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết;

- Quyết định số 634/QĐ-BTNMT ngày 29/3/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Quyết định số 5500/QĐ-UBND ngày 03/10/2016 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính năm 2016 lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư, Du lịch, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công thương, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa và Thể thao thuộc phạm vi quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 1.1

Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015
của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

 (1)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ...

V/v đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của (2)

(Địa danh), ngày… tháng … năm …

Kính gửi: (3)

Chúng tôi là (1), là cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng (2) thuộc mục … Phụ lục I Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

(2) thuộc thẩm quyền phê duyệt của (4).

Địa chỉ liên hệ: …

Điện thoại: …; Fax: …; E-mail: …

Xin gửi đến (3) hồ sơ gồm:

- Chín (09) bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;

- Chín (09) bản dự thảo (2).

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị (3) thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của (2).

 

Nơi nhận:

- Như trên;

-

- Lưu …

(5)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên gọi Bộ/UBND cấp tỉnh được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; (2) Tên gọi đầy đủ, chính xác của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; (3) Cơ quan tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; (4) Cơ quan phê duyệt chiến lược, kế hoạch, quy hoạch; (5) Đại diện có thẩm quyền của cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.


Phụ lục 1.2

Mẫu trang bìa, phụ bìa của báo cáo đánh giá môi trưng chiến lưc

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015
của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

(1)

 

 

 

 

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

của (2)

 

 

Đại diện của (1)

(ký, ghi họ tên, đóng dấu) (*)

Đại diện của đơn vị tư vấn (nếu có)

(ký, ghi họ tên, đóng dấu) (*)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh(**), tháng … năm …

 

Ghi chú:

(1): Tên gọi Bộ/UBND cấp tỉnh được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; (2): Tên gọi đầy đủ, chính xác của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;

(*): Chỉ thể hiện tại trang phụ bìa.

(**) Địa danh cấp tỉnh nơi thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoặc nơi đặt trụ sở chính của cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.


Phụ lục 1.3

Cấu trúc và nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

- Tóm tắt về sự cần thiết và hoàn cảnh ra đời của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, trong đó nêu rõ là loại chiến lược, quy hoạch, kế hoạch mới hoặc chiến lược, quy hoạch, kế hoạch điều chỉnh (sau đây gọi là CQK).

- Cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng CQK.

- Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQK.

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt CQK.

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

2.1. Căn cứ pháp luật

- Liệt kê các văn bản pháp luật làm căn cứ để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) của CQK, trong đó nêu đầy đủ chính xác: mã số, tên, ngày ban hành, cơ quan ban hành của từng văn bản và đối tượng điều chỉnh của văn bản.

- Liệt kê đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và các quy chuẩn kỹ thuật liên quan khác được sử dụng để thực hiện ĐMC của CQK.

2.2. Căn cứ kỹ thuật

Liệt kê các hướng dẫn kỹ thuật về ĐMC và các tài liệu kỹ thuật liên quan khác được sử dụng để thực hiện ĐMC của CQK.

2.3. Phương pháp thực hiện ĐMC

- Liệt kê đầy đủ các phương pháp ĐMC và các phương pháp có liên quan khác đã được sử dụng để thực hiện ĐMC

- Đối với từng phương pháp được sử dụng cần chỉ rõ cơ sở của việc lựa chọn các phương pháp.

- Chỉ rõ phương pháp được sử dụng như thế nào và ở bước nào của quá trình thực hiện ĐMC.

2.4. Tài liệu, dữ liệu cho thực hiện ĐMC

- Liệt kê đầy đủ các tài liệu, dữ liệu sẵn có đã được sử dụng để thực hiện ĐMC.

- Liệt kê đầy đủ các tài liệu, dữ liệu được thu thập bổ sung trong quá trình thực hiện ĐMC.

- Liệt kê đầy đủ các tài liệu, dữ liệu tự tạo lập bởi cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQK, của đơn vị tư vấn về ĐMC (từ các hoạt động điều tra, khảo sát, phân tích,…).

3. Tổ chức thực hiện ĐMC

- Mô tả mối liên kết giữa quá trình lập CQK với quá trình thực hiện ĐMC với việc thể hiện rõ các bước thực hiện ĐMC được gắn kết với các bước lập CQK (có thể được minh họa dưới dạng một sơ đồ khối hoặc bảng).

- Nêu tóm tắt về việc tổ chức, cách thức hoạt động của tổ chuyên gia do cơ quan xây dựng CQK lập hoặc đơn vị tư vấn thực hiện ĐMC của CQK.

- Danh sách (họ tên, học vị, học hàm, chuyên môn được đào tạo) và vai trò, nhiệm vụ của từng thành viên trực tiếp tham gia trong quá trình thực hiện ĐMC được thể hiện dưới dạng bảng.

- Mô tả cụ thể về quá trình làm việc, thảo luận của tổ chuyên gia hoặc đơn vị tư vấn về ĐMC với đơn vị hoặc tổ chuyên gia lập CQK nhằm lồng ghép các nội dung về môi trường vào trong từng giai đoạn của quá trình lập CQK.

Chương I

TÓM TẮT NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH

1.1. Tên của CQK

Nêu đầy đủ, chính xác tên của CQK.

1.2. Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQK

Nêu đầy đủ, chính xác tên của cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQK: tên gọi, địa chỉ, số điện thoại, fax, E-mail.

1.3. Mối quan hệ của CQK được đề xuất với các CQK khác có liên quan

- Liệt kê các CQK khác đã được phê duyệt có liên quan đến CQK được đề xuất.

- Phân tích khái quát mối quan hệ qua lại giữa CQK được đề xuất với các CQK khác có liên quan.

1.4. Mô tả tóm tắt nội dung của CQK

- Phạm vi không gian và thời kỳ của CQK.

- Các quan điểm và mục tiêu của CQK; các quan điểm và mục tiêu chính về bảo vệ môi trường của CQK.

- Các phương án của CQK và phương án được chọn.

- Các nội dung chính của CQK.

- Các định hướng và giải pháp chính về bảo vệ môi trường của CQK.

- Các định hướng về bảo tồn đa dạng sinh học (nếu có).

- Các giải pháp về cơ chế, chính sách.

- Các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm, ưu tiên.

- Phương án tổ chức thực hiện CQK.

Chương II

PHẠM VI ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1. Phạm vi không gian và thời gian của đánh giá môi trường chiến lược

2.1.1. Phạm vi không gian

Nêu rõ phạm vi không gian thực hiện ĐMC (phạm vi không gian thực hiện ĐMC là những vùng lãnh thổ có khả năng chịu tác động (tiêu cực, tích cực) bởi việc thực hiện CQK).

2.1.2. Phạm vi thời gian

Thể hiện rõ khoảng thời gian được xem xét, dự báo, đánh giá tác động của CQK trong quá trình ĐMC.

2.2. Điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội (KT-XH)

2.2.1. Điều kiện địa lý, địa chất

- Mô tả tổng quát điều kiện địa lý, địa chất, của vùng có khả năng ảnh hưởng bởi các tác động (tiêu cực, tích cực) của CQK.

- Mô tả tổng quát đặc điểm địa hình, cảnh quan khu vực, trong đó đặc biệt chi tiết đối với các danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc tế (di sản thiên nhiên), cấp khu vực, cấp quốc gia phân bố trên khu vực có khả năng tác động bởi các tác động (tiêu cực, tích cực) của CQK.

2.2.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn/hải văn

- Mô tả tổng quát về điều kiện khí tượng gồm chế độ nhiệt, chế độ nắng, chế độ mưa, chế độ gió và các điều kiện khí tượng khác.

- Mô tả tổng quát về điều kiện thủy văn gồm đặc điểm hệ thống sông, suối chính và chi tiết hơn đối với các hệ thống sông, suối có khả năng chịu tác động bởi phân bố trên khu vực CQK.

- Mô tả tổng quát về điều kiện hải văn (đối với vùng CQK liên quan đến biển).

- Liệt kê các hiện tượng khí tượng cực đoan (lốc, bão, lũ lụt, v.v.) đã xảy ra trên khu vực CQK.

- Mô tả các biểu hiện của biến đổi khí hậu trên khu vực CQK.

2.2.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên

- Mô tả tổng quát hiện trạng các thành phần môi trường gồm môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí thuộc vùng có khả năng chịu tác động bởi CQK.

- Mô tả tổng quát đặc điểm hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học (phong phú về gen, loài) trên cạn và dưới nước thuộc vùng CQK có khả năng chịu tác động (tiêu cực, tích cực) bởi CQK bao gồm: đặc điểm thảm thực vật (rừng), các khu bảo tồn thiên nhiên; các loài động, thực vật hoang dã, quý hiếm, đặc hữu, các loài nguy cấp và các loài ngoại lai.

- Các dịch vụ hệ sinh thái đang được khai thác và tiềm năng thuộc vùng CQK.

2.2.4. Điều kiện về kinh tế

Mô tả tổng quát về hiện trạng hoạt động của các ngành kinh tế chính thuộc khu vực CQK (công nghiệp, nông nghiệp, khai khoáng, giao thông vận tải, du lịch, thương mại và ngành khác) có khả năng chịu tác động bởi CQK.

2.2.5. Điều kiện về xã hội

- Các công trình văn hóa, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng và các công trình quan trọng khác có khả năng chịu tác động (tiêu cực, tích cực) bởi CQK.

- Mô tả về dân số, đặc điểm các dân tộc (nếu khu vực có các dân tộc thiểu số), mức sống, tỷ lệ hộ nghèo thuộc khu vực có khả năng chịu tác động (tiêu cực, tích cực) bởi CQK.

Lưu ý:

- Nội dung trình bày về môi trường tự nhiên và môi trường KT-XH thuộc khu vực chịu tác động bởi CQK chỉ tập trung vào các thành phần môi trường, KT-XH có tiềm năng chịu tác động bởi việc thực hiện CQK, có xét đến biến đổi khí hậu.

- Số liệu phải có chuỗi thời gian ít nhất là năm (05) năm tính đến thời điểm thực hiện ĐMC.

- Thông tin, số liệu về chất lượng các thành phần môi trường phải được chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu sẵn có (tham khảo) và các số liệu dữ liệu khảo sát, đo đạc, phân tích được thực hiện trong quá trình ĐMC.

Chương III

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG

3.1. Các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường được lựa chọn

- Liệt kê các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu được lựa chọn từ các văn bản chính thống liên quan như: nghị quyết, chỉ thị của đảng; văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước; chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; biến đổi khí hậu và các văn bản khác có liên quan.

3.2. Đánh giá sự phù hợp của CQK với quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường

- Đánh giá sự phù hợp/không phù hợp hoặc mâu thuẫn giữa quan điểm, mục tiêu của CQK với các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường liên quan trong các văn bản nêu tại mục 3.1.

- Dự báo tác động (tiêu cực, tích cực) của các quan điểm, mục tiêu của CQK đến các quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường liên quan trong các văn bản nêu tại mục 3.1.

3.3. Đánh giá, so sánh các phương án phát triển đề xuất

- Đánh giá những ảnh hưởng tiêu cực, tích cực lên các mục tiêu về bảo vệ môi trường, các xu thế môi trường của từng phương án phát triển đề xuất.

- Khuyến nghị phương án lựa chọn.

Lưu ý: Nội dung này chỉ thực hiện khi CQK có từ hai (02) phương án phát triển trở lên.

3.4. Những vấn đề môi trường chính

- Nêu rõ các vấn đề môi trường chính liên quan đến CQK cần xem xét trong ĐMC.

Lưu ý:

- Làm rõ cơ sở để lựa chọn các vấn đề môi trường chính liên quan đến CQK.

- Các vấn đề môi trường chính cần được mã số hóa và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và thống nhất ở các phần tiếp theo của báo cáo ĐMC.

3.5. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp không thực hiện CQK (phương án 0)

- Xác định các nguyên nhân chính có tiềm năng tác động đến môi trường của khu vực trước thời điểm thực hiện CQK như các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dự án đầu tư đang triển khai, các quy hoạch, dự án đã được phê duyệt và sẽ triển khai trong tương lai gần, các động lực thị trường, biến đổi khí hậu, v.v..

- Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính, xu hướng phát thải khí nhà kính của khu vực.

3.6. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện CQK

3.6.1. Đánh giá, dự báo tác động của CQK đến môi trường

- Xác định các tác động của CQK đến môi trường khu vực.

- Đánh giá tác động của CQK đến môi trường: xác định rõ đối tượng chịu tác động, phạm vi không gian và thời gian của tác động, mức độ nghiêm trọng của tác động, xác suất của tác động.

Lưu ý: Cần đánh giá cả tác động tiêu cực và tích cực, tác động trực tiếp, gián tiếp và tác động tích lũy.

3.6.2. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính

- Dự báo xu hướng của từng vấn đề môi trường chính đã được xác định theo không gian và thời gian.

3.6.3. Dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc thực hiện CQK

- Dự báo tác động của các kịch bản biến đổi khí hậu đối với CQK.

- Dự báo tác động của CQK đối với xu hướng biến đổi khí hậu.

Lưu ý: Cần dự báo tiềm năng phát thải khí nhà kính, khả năng hấp thụ khí CO2 từ các hoạt động của CQK.

3.7. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy và các vấn đề còn chưa chắc chắn của các dự báo

- Xác định và nêu rõ những vấn đề còn chưa chắc chắn, thiếu tin cậy trong ĐMC, đặc biệt là về dự báo, đánh giá tác động, mức độ nghiêm trọng, phạm vi không gian, thời gian của tác động, v.v..

- Trình bày rõ lý do, nguyên nhân của từng vấn đề chưa chắc chắn, thiếu tin cậy như: từ số liệu, dữ liệu (thiếu thông tin, dữ liệu cần thiết; số liệu, dữ liệu quá cũ, thiếu độ tin cậy…); từ phương pháp đánh giá (tính phù hợp, độ tin cậy của phương pháp…); trình độ chuyên môn của các chuyên gia và các nguyên nhân khác.

Chương IV

THAM VẤN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

4.1. Thực hiện tham vấn

- Trình bày rõ mục tiêu của tham vấn.

- Nêu rõ nội dung tham vấn, các đối tượng được lựa chọn tham vấn và căn cứ để lựa chọn các đối tượng này.

- Mô tả quá trình tham vấn, cách thức tham vấn, trong đó nêu rõ việc tham vấn được thực hiện ở những bước nào trong quá trình thực hiện ĐMC.

Lưu ý: Việc tham vấn được thực hiện nhiều lần trong quá trình ĐMC phải nêu rõ nội dung tham vấn của mỗi lần tham vấn.

4.2. Kết quả tham vấn

- Nêu rõ kết quả tham vấn, trong đó phản ánh đầy đủ các ý kiến tích cực và tiêu cực, các ý kiến nhất trí, phản đối và các kiến nghị đối với bảo vệ môi trường, đối với nội dung CQK và các ý kiến, kiến nghị khác (nếu có).

- Làm rõ các nội dung, ý kiến đã được tiếp thu, không tiếp thu và nêu rõ lý do.

Chương V

GIẢI PHÁP DUY TRÌ XU HƯỚNG TÍCH CỰC, PHÒNG NGỪA,
GIẢM THIỂU XU HƯỚNG TIÊU CỰC CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC,
QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH

5.1. Các nội dung của CQK đã được điều chỉnh trên cơ sở kết quả của đánh giá môi trường chiến lược

5.1.1. Các đề xuất, kiến nghị từ kết quả của ĐMC

Nêu đầy đủ các đề xuất, kiến nghị dưới góc độ môi trường từ quá trình ĐMC để điều chỉnh các nội dung của CQK.

5.1.2. Các nội dung của CQK đã được điều chỉnh

Trình bày các nội dung CQK đã được điều chỉnh của cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng CQK trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị từ quá trình ĐMC bao gồm:

- Các điều chỉnh về quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu của CQK.

- Các điều chỉnh về phương án phát triển.

- Các điều chỉnh về các dự án thành phần.

- Các điều chỉnh về phạm vi, quy mô, các giải pháp công nghệ, và các nội dung khác.

- Các điều chỉnh liên quan đến giải pháp, phương án tổ chức thực hiện CQK.

5.2. Các giải pháp duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính trong quá trình thực hiện CQK

5.2.1. Các giải pháp về tổ chức, quản lý

- Đề ra các giải pháp về tổ chức, quản lý nhằm duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực do việc thực hiện CQK.

- Nhận xét, đánh giá về tính khả thi, dự kiến cách thức thực hiện, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng giải pháp.

5.2.2. Các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật

- Đề ra các giải pháp về mặt công nghệ, kỹ thuật nhằm phát huy các xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu các xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường do việc thực hiện các hoạt động, dự án của CQK.

- Nhận xét, đánh giá về tính khả thi, dự kiến cách thức thực hiện, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp thực hiện đối với từng giải pháp.

5.2.3. Định hướng về đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Định hướng yêu cầu về nội dung ĐTM đối với các dự án đầu tư được đề xuất trong CQK, trong đó chỉ ra những vấn đề môi trường cần chú trọng, các vùng, ngành/lĩnh vực cần phải được quan tâm về ĐTM trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

5.3. Các giải pháp giảm nhẹ, thích ứng với biến đổi khí hậu

5.3.1. Các giải pháp giảm nhẹ

Đề xuất các giải pháp quản lý, kỹ thuật để giảm nhẹ các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

5.3.2. Các giải pháp thích ứng

Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai.

5.4. Các giải pháp khác (nếu có)

Chương VI

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

6.1. Quản lý môi trường

Trình bày các nội dung về quản lý môi trường trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch.

6.2. Giám sát môi trường

Chương trình giám sát môi trường gồm các nội dung:

- Mục tiêu giám sát: nêu rõ những mục tiêu cần đạt được của hoạt động giám sát.

- Trách nhiệm thực hiện giám sát: nêu rõ tổ chức, cơ quan chịu trách nhiệm chính và cách thức phối hợp giữa các cơ quan liên quan, phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức khác hoặc với cộng đồng trong quá trình thực hiện giám sát.

- Nội dung giám sát: nêu rõ các đối tượng giám sát, thời gian, tần suất giám sát, các thông số/chỉ thị giám sát, địa điểm giám sát (nếu có).

- Nguồn lực cho giám sát: nêu rõ nguồn lực cho thực hiện giám sát bao gồm nhân lực, kinh phí và các điều kiện vật chất khác cần thiết cho hoạt động giám sát (nếu có).

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Về mức độ ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường của CQK

- Kết luận chung về sự phù hợp/chưa phù hợp hoặc mâu thuẫn của các mục tiêu của CQK với các mục tiêu về bảo vệ môi trường.

- Mức độ tác động tiêu cực, tích cực của CQK lên các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu.

- Các tác động môi trường tiêu cực không thể khắc phục và nguyên nhân.

2. Về hiệu quả của ĐMC

Nêu tóm tắt về:

- Các nội dung của CQK đã được điều chỉnh trong quá trình ĐMC.

- Các vấn đề còn chưa có sự thống nhất giữa yêu cầu phát triển và bảo vệ môi trường.

3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện CQK và kiến nghị hướng xử lý

Nêu rõ những vấn đề môi trường cần được tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện CQK.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Liệt kê đầy đủ các tài liệu được tham khảo trong quá trình ĐMC và lập báo cáo ĐMC.

Các tài liệu tham khảo phải được thể hiện rõ: tên tác giả (hoặc cơ quan), tên tài liệu, năm xuất bản và cơ quan xuất bản. Tài liệu tham khảo qua internet phải chỉ rõ địa chỉ website.

 

Danh sách các thủ tục:

Thay đổi kích thước
Thu nhỏ Phóng to